NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 40

74

75

con bướm trang sức ở phía trước mũ, về sau thay
bằng hình dạng con ve bằng vàng. Khi đội, Lung cân
được chụp lên Lương Quan; đây là loại phục sức áp
dụng riêng cho tể tướng, thân vương, tam sư và tam
công

(1)

. Hình thức trang sức trên Lương Quan và

Lung cân của nhà Tống có thể đã ảnh hưởng tới hình
thức trang sức trên mũ Củng Thần và mũ Dương
Đường của nhà Trần. Bởi theo Lê Tắc, hai loại mũ
Củng Thần và Dương Đường của Đại Việt cũng đều
dùng hình con ong, con bướm bằng vàng trang sức
lên mũ, dày thưa to nhỏ tùy theo cấp bậc

(2)

.

b. Chu y, Chu thường 朱衣,朱裳
Theo quy chế Triều phục của nhà Tống, ba loại

mũ Triều phục Tiến Hiền, Điêu Thiền, giải Trãi đều kết hợp với cùng
một bộ trang phục Chu y, Chu thường (áo đỏ, thường đỏ)

(3)

. Quy chế của

một bộ Chu y, Chu thường nhìn chung bao gồm: Áo bào và thường may
bằng lụa đỏ, bên trong mặc lót áo Trung đơn lụa trắng, thắt Đại đới, rồi
thắt Cách đới, quây Tế tất bằng lụa đỏ, đeo Phương tâm khúc lĩnh, cầm
hốt, đi tất may bằng lĩnh trắng, giày da đen

(4)

.

“Thần y” Heo Jun (Hứa Tuấn;

1546 - 1615) mặc Triều phục

Lương Quan (Trang phục của

nước ta thời kỳ Joseon qua tranh

nhân vật. Sách này cho biết:

Triều phục cũng gọi là Kim quan.

Triều phục là trang phục bồi tế

của bá quan khi vua cử hành tế

lễ, còn mặc vào ngày khánh chúc,

ngày Mồng Một tết Nguyên Đán,

ngày Thánh tiết, ngày Đông chí,

khi ban bố chiếu sắc và khi dâng

biểu. Tr. 42); Quan nhà Minh mặc

Triều phục Lương quan. (Vân

gian bang ngạn đồ sách. Bảo tàng

Nam Kinh Trung Quốc).

1. Trung Quốc lịch đại y quan phục sức chế. Tr.143.
2. (Trung) An Nam chí lược. Nguyên văn: 拱宸冠,上綴金蜂蝶,大小踈密有差;揚棠冠,綴金蜂蝶,
踈密不同
3. (Trung) Tống sử - Dư phục chí - Dư phục tứ - Chư thần phục thượng. Nguyên văn: 朝服,一曰進賢冠、
二曰貂蟬冠、三曰獬豸冠,皆朱衣朱裳
4. Trung Quốc phục trang sử. Tr.196; Trung Quốc y quan phục sức đại từ điển. Tr.744-745.

Quy chế Lương Quan chỉ được áp dụng tại ba nước Trung Quốc,

Việt Nam, Triều Tiên, không được áp dụng tại Nhật Bản. Tuy nhiên,
Nhật Bản thời Nara (710-794) từng sử dụng loại mũ Lễ Quan (Rekan)
có kiểu dáng sao phỏng từ mũ Lương Quan của nhà Đường. Tại Trung
Quốc, quy chế Lương Quan bị gián đoạn vào thời Nguyên, được khôi
phục vào thời Minh, sau khi người Mãn Thanh làm chủ Trung Hoa thì
vĩnh viễn bị loại bỏ. Triều đình Triều Tiên áp dụng chế độ trang phục
của nhà Minh và là triều đại phong kiến cuối cùng ở Đông Á gìn giữ chế
độ Triều phục Lương Quan đến tận đầu thế kỷ XX. Tại Việt Nam, từ cuối
thời Tiền Lê đến hết thời Lý trong khoảng 231 năm (1006-1225), Lương
Quan được triều đình Đại Việt áp dụng làm Triều phục, đến thời Trần
- Hồ bị phế bỏ, được tái du nhập vào thời Lê sơ và thời Tây Sơn. Trang
phục nhà Nguyễn sau này tuy cũng chịu ảnh hưởng sâu nặng từ chế độ
trang phục của nhà Minh, song riêng Triều phục Lương Quan lại không
tiếp tục áp dụng.

3. Thường phục
Thường phục của nhà Lý thời vua Thái Tổ, Thái Tông vẫn noi theo

chế độ quan phục của nhà Tiền Lê. Từ năm 1059 trở đi, vua Lý Thánh
Tông mới cho đổi quy chế Thường phục như nhà Tống. Mũ Phốc Đầu
tại Trung Quốc đã trải qua một quá trình biến đổi lâu dài với nhiều tên
gọi, nhiều kiểu dáng khác nhau. Sau khi du nhập vào Việt Nam, loại mũ
này cũng được biến đổi về kiểu dáng, trang sức, đồng thời cũng trải qua
nhiều cuộc thăng trầm, hưng phế.

a. Phốc Đầu 幞頭冠

Phạm Trọng Yêm thời Tống đội mũ Phốc Đầu; Mũ Phốc Đầu

thời Đường còn có dạng khăn vấn; Quan nhà Minh đội mũ Ô Sa.

Mũ Điêu Thiền chụp

Lung cân trong tranh

chân dung Tư Mã

Quang thời Tống. (Lịch

đại danh thần tượng).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.