78
79
Về chất liệu may áo bào, Toàn thư cho biết năm 1040, vua Lý Thái
Tông đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc, xuống chiếu ban phát hết gấm
vóc của nhà Tống trong kho cho bá quan, các quan từ nhất phẩm đến
ngũ phẩm được mặc áo bào gấm, từ lục phẩm đến cửu phẩm được mặc
áo bào vóc
(1)
; năm 1044, những vị quan có công trong cuộc thảo phạt
Chiêm Thành, quan từ nhất phẩm tới lục phẩm được mặc áo bào gấm, từ
thất phẩm đến cửu phẩm được mặc áo may bằng là
(2)
. Qua hai đợt tưởng
thưởng của vua Lý Thái Tông dành cho bá quan, có thể thấy các quan
nhất phẩm đến ngũ phẩm luôn được mặc áo bào gấm, các quan lục phẩm
trở xuống có thể sử dụng các loại áo bào may từ chất liệu vóc hoặc là.
Đi đôi với áo bào còn có những phục sức như đai, hia và hốt. Lĩnh
ngoại đại đáp mô tả sứ thần Đại Việt thắt đai sừng tê nền đỏ
(3)
, Văn hiến
thông khảo cho biết các phục sức như ủng, hốt, đai vàng, đai sừng tê của
đoàn sứ thần, thứ nào cũng được dát vàng. Riêng với các quan văn thời
Lý - Trần, bên cạnh các phụ kiện đai, hia, hốt, những vị quan có công
tích, đức cao vọng trọng, các sủng thần còn được nhà vua ban tặng một
thứ phục sức có hình con cá, gọi là Ngư đại. Loại phục sức này được giắt
ở bên đai, đeo trong các buổi Thường triều để tỏ sự vinh hiển.
c. Ngư đại 魚袋
Ngư đại là phục sức đeo trên đai của
các quan văn. Tống sử cho biết: “Quy chế
Ngư đại có từ thời Đường, bấy giờ chừng là
một dạng phù hiệu quy ước, ban đầu gọi là
Ngư phù, bên trái một chiếc, bên phải một
chiếc, chiếc bên trái dùng khi vào nội, chiếc
bên phải đeo tùy thân, khắc họ tên quan lại,
ra vào khớp lại với nhau. Vì đựng Ngư phù
trong túi, nên gọi là Ngư đại
(ngư: cá; đại: túi)
.
Nhà Tống noi theo, nhưng quy chế khác
biệt, dùng vàng bạc sức thành hình con cá, trong bộ Công phục thì đeo
vào đai, rủ ra đằng sau, để phân biệt sang hèn, không còn là loại phù hiệu
thời Đường nữa. Từ năm đầu niên hiệu Ung Hy đời vua Tống Thái Tông,
1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 詔盡發内府宋國錦綺為衣服,頒賜群臣,五品以上錦袍,九品以上
綺袍
2. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 冬十一月,賜伐占城有功者,六品以上錦袍,七品以下羅衣
3. (Trung) Lĩnh ngoại đại đáp. Tr.59. Nguyên văn: 使者之來,文武官皆紫袍, 紅鞓通犀帶
sau lễ Nam Giao, ra khỏi đại nội thì ban cho
cận thần, bởi vậy khi vào chầu bá quan văn võ
nội ngoại đều đeo Ngư đại. Phàm các quan mặc
áo tía, Ngư đại sức bằng vàng; các quan mặc áo
đỏ, sức bằng bạc […] Võ quan thân vương, nội
chức tướng hiệu đều không đeo.”
(1)
Như vậy,
Ngư đại thời Đường vốn là dạng phù hiệu hình
con cá, đựng trong túi, dùng để ra vào đại nội.
Đến thời Tống, quy chế này đã thay đổi, Ngư
đại không còn được đựng trong túi mà dùng
vàng bạc trực tiếp chế thành hình con cá đeo
ở đai, chỉ mang tính trang sức, tỏ sự vinh hiển.
Ngoài ra, các vua Đại Việt thời Lý - Trần
cũng như các vua thời Đường - Tống đều có
cùng một phương thức ban thưởng cho công
thần gọi là “Tứ Tử Kim ngư đại”, “Tứ Phỉ Ngư
đại”. Theo chế độ đương thời, Thường phục
của các quan từ tam phẩm trở lên màu tía, từ
ngũ phẩm trở lên màu đỏ. Những chức quan kém bậc nhưng lại có công
lớn, hoặc được vua sủng ái, nhiều khi được đặc ban cho mặc áo màu tía
hoặc màu đỏ, kèm theo phục sức Ngư đại, vượt quy định phẩm cấp hiện
thời. Sự đặc ban đó gọi là “Tứ Tử Kim Ngư đại”
(Ban cho mặc áo bào tía và Kim
Ngư đại)
, “Tứ Phỉ Ngư đại”
(Ban cho mặc áo bào đỏ và Ngư đại)
thể hiện sự tôn trọng,
yêu mến của vua đối với bề tôi. Lê Tắc cũng cho biết vào thời Trần trong
dịp đại lễ, “quan văn đeo Kim Ngư”, võ quan không đeo.
Phan Huy Chú bình luận: “Theo văn kim thạch còn lại, các quan triều
Lý phần nhiều được ban áo đỏ - Ngư đại, Kim Ngư đại thì biết thời bấy giờ
noi theo chế độ nhà Tống. Quy chế Ngư đại không biết đến thời nào không
dùng nữa.”
(2)
Lần theo gợi ý của Phan Huy Chú, chúng tôi tra toàn bộ văn
bia Lý - Trần trong hai tập Văn khắc Hán Nôm. Kết quả cho thấy, cụm
1. (Trung) Tống sử - Chí đệ 106 - Dư phục ngũ. Nguyên văn: 魚袋,其製自唐始,蓋以為符契也。其
始曰魚符,左一,右一。左者進內,左者隨身,刻官姓名,出入合之。因盛以袋,故曰魚袋。宋
因之,其製以金銀飾為魚形,公服則係於帶而垂於後,以明貴賤,非複如唐之符契也。太宗雍熙元
年,南郊後,內出以賜近臣,由是內外升朝文武官皆佩魚。凡服紫者,飾以金;服緋者,飾以銀
[…]親王武官、內職將校皆不佩
2. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí – Bá quan chương phục chi chế. Nguyên văn: 按諸金石遺聞,李朝官多有
賜緋魚袋、金魚袋,則知當時章服遵用於宋,而魚袋之制又不知竟何時不用也
Ngư phù thời Đường.
Bích họa chân dung Quy Nghĩa
quân tiết độ sứ Tào Diên Lộc
tại hang Du Lâm, Đôn Hoàng.