NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 44

82

83

quan văn võ đều mặc áo bào tía, đeo đai sừng tê nền đỏ, không đeo Ngư
đại. Từ sau khi cống voi, Lý Bang Chính tiếp tục đi sứ tới Khâm Châu, liền
có thêm chiếc Kim Ngư đại rất dài và lớn.”

(1)

Có khả năng trước năm 1059,

Ngư đại của Việt Nam vẫn còn mang dạng thức Ngư phù thời Đường.
Từ sau khi vua Lý Thánh Tông quy định chế độ Thường phục Phốc Đầu
phỏng theo quy chế Tống, Ngư đại của Việt Nam có thể được đổi sang
kiểu dáng mới, song kích cỡ to và dài hơn Ngư đại của nhà Tống.

III. TRANg PHỤC QUÂN ĐộI

Có ý kiến cho rằng, Việt Nam là xứ nóng nên quân trang không thể

có áo giáp, mũ Trụ, và nếu có cũng không dày dặn, nhiều trang sức như
giáp Trụ của các nước Đông Á. Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến mang tính
ức đoán, bởi lẽ trên quốc thổ thời Lý, Trần, Lê, thời tiết Việt Nam có bốn

1. (Trung) Lĩnh ngoại đại đáp. Nguyên văn: 使者之來,文武官皆紫袍,紅鞓通犀帶,無魚。自貢象之
後,李邦正再使來欽,乃加金魚甚長大

mùa rõ rệt. Mùa đông giá rét, mùa hạ nóng
nực, bất kể trang phục của vua chúa, quan
lại hay binh lính đều có sự phân biệt giữa
trang phục mùa đông và trang phục mùa hè,
thậm chí còn có trang phục mùa thu.

1. Giáp Trụ 甲胄
Tống sử cho biết, trận chiến giữa Tống

và Đại Cồ Việt diễn ra vào mùa xuân năm
981, quân Tống đã chiến thắng và thu được
hai trăm chiến thuyền cùng một vạn bộ
giáp Trụ của Đại Cồ Việt

(1)

. Mùa xuân năm

1002, vua Lê Hoàn xuống chiếu chế tạo hàng
nghìn mũ Đâu Mâu cho sáu quân

(2)

.

Đâu Mâu 兜鍪 là tên gọi khác của mũ

Trụ, thứ mũ bảo vệ phần đầu của binh sĩ
khỏi giáo mác, vì hình dạng giống chiếc
mâu, một loại nồi thời cổ của Trung Quốc
nên được gọi là Đâu Mâu

(3)

. Tại Việt Nam,

sự xuất hiện của mũ Đâu Mâu trong cổ sử
sớm nhất là vào năm 485, thứ sử giao Châu
Lý Thúc Hiến sai sứ sang nhà Tề xin bãi
binh, dâng 20 cỗ mũ Đâu Mâu toàn bằng bạc cùng dải tua bằng lông
công cắm lên chóp mũ

(4)

; năm 549, Triệu Việt Vương cầu khấn thần

linh có được mũ Đâu Mâu chóp cắm móng rồng để đánh giặc

(5)

. Năm

571, Lý Phật Tử đem quân đánh Triệu Việt Vương, “Triệu Việt Vương
thảng thốt đốc quân, đội mũ Đâu Mâu đứng chờ.”

(6)

Đến thời Hồ sau

này, khi Hồ Nguyên Trừng bị bắt sang Bắc Kinh, ông lần đầu tiên mở
Khôi giáp xưởng chế tạo áo giáp và mũ Trụ cho Trung Quốc. Các sử
liệu trên cho thấy bộ giáp Trụ được áp dụng làm quân trang cho quân
đội nước Việt xuất hiện từ rất sớm, đã từng được sử dụng trong nhiều

1. (Trung) Tống sử - Q.488 - Liệt truyện - Đệ 247 - Ngoại quốc tứ - Giao Chỉ Đại Lý. Nguyên văn: 太宗六
年春,獲戰艦二百艘,甲胄萬計
2. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 詔造兜鍪數千頂頒賜六軍
3. Trung Quốc y quan phục sức đại từ điển. Tr.84-85.
4. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 遣使乞罷兵,献二十隊純銀兜鍪及孔雀毦
5. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 焚香祈禱懇告于天地神祗,於是得龍爪兜鍪之瑞,以擊賊
6. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 帝渝盟舉兵攻趙越王,越王初不覺其意,倉卒督兵,披兜鍪立以待

1. Ngư đại. Hiện vật Ngư đại của Nhật Bản (Dài 13cm, rộng 3cm, dày 1,5cm. Cất giữ tại Shōsōin).

2. Hình vẽ Ngư đại trong sách Oa Hán Tam tài đồ hội. 3. Hình Ngư đại trên bích họa chân dung

Tào Diên Lộc (hang Du Lâm, Đôn Hoàng).

Tượng chùa Đọi mặc Giáp Trụ,

trong văn bia được gọi là Thiên

nhân - Thần tướng, sau được đánh

đồng thành Kim Cương bát bộ.

Do là thần tướng, nên có thể về

mặt trang phục, phần nào thể hiện

trang phục của tướng võ thời Lý.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.