NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 41

76

77

Mũ Phốc Đầu nguyên thủy là một dạng

khăn, gồm bốn dải, hai dải thắt ở phía sau
buông thõng, hai dải thắt ở phía trước kết nút
ở đỉnh, cho nên còn được gọi là “Chiết thượng
cân”. Theo quy chế thời Đường, chỉ có vua
mới được dùng loại mũ có hai cánh cứng

(1)

.

Đến thời Tống, Phốc Đầu đã thoát ly khỏi hình
thức mũ mềm, ban đầu “lớp lót được bện bởi
mây, bên ngoài bọc một lớp the rồi quét sơn
, về
sau lớp the quét sơn đã chắc chắn liền bỏ lớp
lót bằng mây bên trong đi, gập phần trán mũ
phía trước xuống một bậc, duỗi thẳng hai cánh

chuồn.”

(2)

Khung của hai cánh chuồn thường

được làm bằng sợi sắt, dây đàn hoặc nan tre,
chế thành các hình dạng khác nhau, có dạng
cánh thẳng (trực cước), cánh gập (cục cước),
hai cánh vắt chéo nhau (giao cước), hai cánh
chĩa thẳng lên trời (triều thiên), hai cánh cong
chếch lên trên (thuận phong). Theo chế độ
trang phục thời Tống, Công phục của bá quan

nhất loạt dùng mũ Phốc Đầu với hai cánh chuồn dài, thẳng như thanh
thước, ban đầu còn ngắn, càng về sau càng được kéo dài

(3)

.

Mũ Phốc Đầu được áp dụng làm mũ Thường triều của bá quan nhà

Lý và nhà Trần cho đến tháng 10 năm 1300, sau cải cách thời vua Trần
Anh Tông thì bị phế bỏ, nhường chỗ cho mũ Đinh Tự. Trong những năm
nhà Minh đô hộ nước ta, mũ Phốc Đầu trơn với hai cánh chuồn dài theo
đúng quy chế Tống - Minh quay trở lại Việt Nam áp dụng làm Công phục
cho quan lại và sinh viên địa phương

(4)

. Tuy nhiên, sau khi nhà Lê phục

quốc, thời vua Lê Thái Tổ và nửa đầu thời vua Lê Thái Tông, bá quan
chỉ đội mũ Cao Sơn theo quy chế quan phục nhà Hồ. Mười năm sau,
mũ Phốc Đầu vuông và mũ Ô Sa, phiên bản dạng tròn do nhà Minh chế

1. (Trung) Mộng Khê bút đàm - Q.1 - Phốc Đầu. Tr.11. Nguyên văn: 唐制,唯人主得用硬腳
2. (Trung) Tống sử - Chí đệ 106 - Dư phục ngũ. Nguyên văn: 藤織草巾子為裏,紗為表,而凃以漆,後
惟以漆為堅,去其藤裏,前為一折,平施两脚,以鐵為之
3. Trung Quốc lịch đại y quan phục sức chế. Tr.140.
4. (Trung) An Nam chí nguyên. Tr.253. Nguyên văn: 官吏俱用展角頭巾[…]生員俱用展角頭巾. Nguyên
văn sử dụng khái niệm triển giác đầu cân, cũng chính là mũ Phốc Đầu với hai cánh chuồn thuôn dài.

định được áp dụng vào quy chế quan phục của triều đình Đại Việt. Năm
1486, vua Lê Thánh Tông quy định hai cánh mũ Ô Sa phải nhất loạt cong
hướng về phía trước. Năm 1500, vua Lê Hiến Tông định ra quy chế trang
sức vàng bạc lên mũ Phốc Đầu, quy chế chưa từng xuất hiện tại các triều
đình Trung Quốc, Lưu Cầu, Triều Tiên. Lúc này, ngoài việc được đính
thêm các trang sức vàng bạc để phân biệt phẩm cấp, mũ Phốc Đầu Đại
Việt còn biến đổi kiểu dáng trở nên tròn trịa hơn tương tự như hình dạng
mũ Ô Sa. Đến thời Nguyễn, mũ Phốc Đầu kế thừa một phần quy chế thời
Lê Trung Hưng, trong nhiều trường hợp cũng được gọi với cái tên mũ Ô
Sa, đồng thời được chia làm hai kiểu: kiểu mũ Phốc Đầu vuông dành cho
quan võ và kiểu mũ Phốc Đầu tròn dành cho quan văn.

Nhà Lý áp dụng quy chế Thường phục của nhà Tống, tức là mũ

Phốc Đầu của nhà Lý về đại thể tương tự kiểu mũ vuông vức, hai cánh
chuồn thuôn dài của nhà Tống. Tuy nhiên, khác với loại mũ Phốc Đầu
trơn không có trang sức của triều Tống - Minh, mũ Phốc Đầu triều Lý là
loại mũ được dát vàng như ghi nhận của Văn hiến thông khảo. Việc dùng
vàng dát hoặc đính lên mũ có thể coi là truyền thống sức mũ nhất quán
của các triều đại Việt Nam.

b. Bào phục
Như chúng tôi đã đề cập, Lĩnh

ngoại đại đáp miêu tả sứ thần nhà
Lý đi sứ sang Tống mặc áo bào màu
tía. Phan Huy Chú nhận định chế
độ phục sắc của các quan Lý - Trần
phỏng theo chế độ nhà Tống, tức
coi màu tía là màu cao quý nhất,
thứ đến là màu đỏ, màu lục, màu
biếc và màu xanh. Chế độ phục sắc
này về cơ bản vẫn được áp dụng ở
thời Trần - Hồ - Lê sau này. Ngoài
ra, cũng giống như quan phục của
Trung Quốc thời Tống - Minh, bào phục Thường triều của bá quan nhà
Lý, Trần, Hồ, Lê sơ không có nhiều hoa văn thêu sức sặc sỡ như Mãng bào
thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn. Bào phục Thường triều ở các triều
đại này chỉ lấy màu sắc làm cơ sở phân biệt phẩm trật, hoa văn rồng mây
thường chỉ được dệt chìm.

Mũ Ô sa thời Lê sơ (chân dung

Nguyễn Trãi, Bảo tàng Lịch sử);

Mũ Phốc Đầu của Thái giám

Trịnh Đăng Đống thế kỷ XVII;

Mũ Phốc Đầu của quan Võ và

quan Văn triều Nguyễn (BAVH).

Đai ngọc nền đỏ của vua Triều Tiên và đai

ngọc nền xanh của vương hậu Triều Tiên.

(Bảo tàng Cố cung Quốc lập Seoul).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.