NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 37

68

69

Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ thế kỷ XVII chùa Bút Tháp, mặc áo Sam kiểu đối khâm,
bên trong quây thường màu đen. (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam); Vua Tống Huy Tông trong
Thính cầm đồ (Bảo tàng Cố cung Đài Bắc); Tượng Phật chùa Phật Tích thời Lý (Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam).

b. Quần - thường, váy quây 裙—下裳
Khái niệm “quần” trong tiếng Hán không đồng nhất với khái niệm

“đồ mặc từ thắt lưng trở xuống, có hai ống để xỏ chân” trong tiếng Việt
hiện đại

(1)

. Quần là đồ mặc phía dưới, thường được may ghép từ năm,

sáu hoặc tám mảnh vải (lụa), vây quanh eo. Ở Trung Quốc, thời Hán
Ngụy nam nữ đều mặc, kích cỡ ngắn dài khác biệt, quần ngắn thì chấm
đến đầu gối, quần dài thì quét đất, mặc trùm ra bên ngoài chiếc quần
hai ống. Quần cũng chính là tên gọi nôm na của “thường”

(2)

. Chính vì

vậy loại váy đụp của đàn bà miền Bắc, trong tờ dụ bắt người Bắc Hà
thay đổi y phục của vua Minh Mạng được gọi là “viên thường”

(3)

(thường

tròn)

, trong Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức được gọi là

“vô triệp vi quần”

(váy quây không nếp)

. Chính Lê Tắc cũng ghi nhận vào thời

Trần: “Vương hầu và thứ dân thường mặc áo cổ tròn, mặc thường màu
đen, quần bằng là trắng”

(4)

. Loại thường - quần của nam giới người Việt

thời Lý được Lĩnh ngoại đại đáp cho biết: “Vua ngày thường mặc quần
tía, những người khác ngày thường mặc quần đen. Quần đen là phục

1. Từ điển tiếng Việt. Tr.1251.
2. Trung Quốc y quan phục sức đại từ điển. Tr.278.
3. (Việt) Hội điển - Q.78. Nguyên văn: 婦人[…]下用圓裳
4. (Trung) An Nam chí lược. Nguyên văn: 其裝飾王侯及庶民常著團領玄裳、白羅紈絝

sức trùm bên ngoài của đàn ông.”

(1)

Văn hiến

thông khảo chú thích, người giao Chỉ mặc
“áo Sam đen không thắt eo, dưới áo Sam thắt
quần đen.”

(2)

Như vậy vào thời Lý - Trần, đàn ông Đại

Việt sử dụng một loại phục sức làm bằng vải
hoặc lụa (thường là loại gấp nếp), quây ra
ngoài chiếc quần hai ống, dưới lớp áo Sam,
gọi là quần hoặc thường, vào thời Nguyễn
còn được gọi là xiêm. Thường của vua màu
tía, thường của vương hầu và thứ dân đều
màu đen. Vào thời Nguyễn, thường gắn với
Kế y (áo cộc tay cổ tròn) được quy định là
trang phục mặc lót của vua quan, hậu phi
trong những buổi vào chầu hoặc tế lễ.

c. Áo Cừu
Toàn thư cho biết, năm 1055, xót thương

những tù nhân phải chịu đói rét, vua Lý Thánh
Tông nói: “Ta ở trong thâm cung, sưởi than
xương thú, mặc áo Hồ Cừu mà còn lạnh đến
thế này, huống hồ những kẻ bị giam trong
ngục”

(3)

, đoạn sai đem chăn chiếu ban cho tù

nhân. Phạm Ngộ, Thị nội học sinh dưới triều
vua Trần Minh Tông (1314-1329) cũng nhắc
đến một loại áo Cừu được làm từ lông điêu
thử, qua câu thơ “mười năm lênh đênh trên
sông nước với một chiếc thuyền nan, gió Tây
đã thổi bạt đi áo Điêu Cừu màu đen”

(4)

. Trần

Nguyên Đán (1325-1390) cũng có thơ viết “vóc

1. (Trung) Lĩnh ngoại đại đáp. Nguyên văn: 其酋[…]下紫裙耳。其餘平居[…]下衣則皂裙也[…]皂
裙,男子之蓋飾也
2. (Trung) Văn hiến thông khảo – Giao Chỉ. Nguyên văn: 皂衫不系腰,衫下系皂裙
3. (Việt) Toàn thư. Năm 1055. Vua Lê Thánh Tông nói:我居深宫之中,御獸炭,襲狐裘,冷氣猶且如是.
4. Thơ văn Lý Trần. Tập 2. Quyển thượng. Tr.827. Nguyên văn: 十載江湖一葉舟,西風吹盡黑貂裘

Áo vàng thường tía. (Phục dựng.
Tranh: Lý Tiệp).

May áo Cừu (Kỹ thuật của

người An Nam).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.