NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 29

52

53

đã tái diễn nhiều lần, khiến vua Tống phải ra lệnh nghiêm cấm bán
loại đoạn xa xỉ này cho người An Nam. Tống hội yếu tập cảo cho biết:
“Năm Thiệu Hưng thứ 26 (1156), bọn Thẩm Cai tâu: Người An Nam
muốn mua đoạn xe sợi vàng. Loại trang phục này xa hoa, không phải
thứ đem trưng cho bốn phương. Vua nói: Trang phục xa hoa như loại
xe vàng không thể không cấm. Gần đây vàng cực khan hiếm, bọn tiểu
nhân hám lợi nấu ra thành bùn, không thể dùng lại được, thật là tiếc
[...] Tuy đã nhiều lần chỉ bảo, nhưng cái thói xa xỉ vẫn không dứt hẳn
được, cần phải nói lại lệnh nghiêm cấm.”

(1)

Thói xa hoa này không chỉ

phổ biến trong tầng lớp trung thượng lưu thời Lý, mà ngay dân thường
cũng chuộng lấy chỉ vàng may vào quần áo, khiến vua Lý Cao Tông
phải ra lệnh cấm năm 1182

(2)

.

Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, trang phục dân gian thời Lý phần

lớn tối màu tương tự trang phục dân gian thời Nguyễn như mô tả của
Chu Khứ Phi “người nước ấy áo thâm răng đen”. Những loại trang phục
sặc sỡ, xe sợi vàng hẳn là những loại trang phục trong cung, trang phục
của quan lại và tầng lớp trung thượng lưu. Riêng với trang phục của bá
quan, Văn hiến thông khảo cho biết mũ Phốc Đầu, ủng, hốt, hài đỏ, đai
vàng, đai sừng tê của đoàn sứ thần nhà Lý, thứ nào cũng được dát vàng

(3)

;

phục sức Ngư đại được sử dụng ở các nước đồng văn cùng thời, riêng
Ngư đại vàng của Đại Việt được miêu tả là “rất dài và lớn”

(4)

. Bên cạnh vẻ

hào hoa, diện mạo trang phục của bá quan triều Lý cũng trang nghiêm,
nhã nhặn. Vậy nên năm 1163, các quan nhà Lý mang văn thư sang Tống
“mặc áo bào tía, cầm hốt ngà, đi lại lễ bái ung dung”

(5)

, vua Tống Hiếu

Tông khi “thấy người nước Việt ôn hòa, áo mũ nhã nhặn, đã rất vui mừng
khen ngợi”

(6)

.

1. (Trung) Tống hội yếu tập cảo - Hình pháp nhị - Cấm ước nhị - Mục ngày 2 tháng 9 năm Thiệu Hưng thứ
26. Nguyên văn: 沈該等奏:安南人慾買捻金綫緞。此服華奢,非所以示四方。上曰:華侈之服如銷
金之類不可不禁。近時金絕少,由小人貪利銷而為泥,不複可用,甚可惜[…]雖屢降指揮,而奢侈
之風終未能絕,須申嚴行之
2. (Việt) Đại Việt sử lược. Tr.158. Nguyên văn: 不得以黄線縫衣裳 Cấm không được may sợi chỉ màu vàng
vào quần áo. Tuy nhiên Toàn Thư cho hay nội dung của lệnh cấm này là cấm mặc y phục màu vàng. Không
loại trừ khả năng cả hai thông tin này đều nằm trong cùng một lệnh cấm của vua Lý Cao Tông.
3. (Trung) Văn hiến thông khảo - Q.330. Nguyên văn: 使者幞头,靴,笏,紅鞋,金帶,犀帶,每夸以金箱之
4. (Trung) Lĩnh ngoại đại đáp. Nguyên văn: 金魚甚長大
5. (Trung) Lĩnh ngoại đại đáp. Nguyên văn: 其來投文書也,紫袍象笏,趨拜雍容
6. (Việt) Cương mục. Nguyên văn: 宋帝[…]以其人物溫文,衣冠雍雅,甚嘉慰悅

I. TRANg PHỤC HoàNg Đế
1. Lễ phục

Kết hợp mô tả của Tống Cảo với

những sự kiện Toàn thư ghi nhận về
triều đình Đại Cồ Việt thời Đinh Lê, có
thể thấy Giao Chỉ di biên có lý khi nhận
xét: “An Nam lúc mới dựng nước, mọi
việc còn giản lược, đến thời Lý […] văn
vật xem ra mới đủ đầy.”

(1)

Tuy nhiên, dù

văn vật của hai triều đại Đinh Lê chưa
hoàn bị như triều Lý thì những quy chế
về trang phục đế vương hẳn vẫn là những
quy chế ưu tiên hàng đầu khi thiết lập
triều nghi. Toàn thưĐại Việt sử lược
cùng ghi nhận năm 980, Thái hậu Dương Vân Nga đã đem áo Long Cổn
của vua Đinh Tiên Hoàng khoác lên mình tướng quân Lê Hoàn, mời ông
lên ngôi hoàng đế

(2)

. Đại Việt sử lược chép năm 1213, Trần Tự Khánh xâm

phạm cung khuyết, thả quân lính đi cướp tài vật trong cung vua, vua Lý
Huệ Tông bấy giờ lánh lên Lạng Châu. Hơn một năm sau, năm 1215,
trong kế hoạch đón vua trở về triều, Trần Tự Khánh mới trả lại cho vua
chiếc mũ Bình Thiên

(3)

. An Nam chí lược ghi nhận vua nhà Trần trong

dịp đại lễ đội mũ Bình Thiên, mặc áo Cổn

(4)

. Như vậy, có thể thấy trong

các dịp đại lễ, các vị vua Đại Cồ Việt - Đại Việt đều mặc áo Cổn, đội mũ
Bình Thiên tương tự các hoàng đế Trung Quốc.

Có điều, đến thời Nguyễn, Phan Huy Chú nhận xét: “Trang phục áo

Cổn mũ Miện của các triều đại nước ta không còn dấu tích, đến thời vua
Lê Thái Tông mới bắt đầu chế ra mũ Miện, về sau cũng không sử dụng.”

(5)

Năm 1834, sau khi vua Minh Mạng đặt định quy chế Cổn Miện lại ban
dụ cho bá quan nói rằng ông xem sử sách nước ta, không thấy có áo Cổn
mũ Miện, đồng thời cho rằng nhà Nguyễn là triều đại đầu tiên đặt định

1. Dẫn theo (Việt) Cương mục - Chính biên - Q.3 - Mục tháng 8 mùa thu năm 1059. Nguyên văn: 初安南立
國,凡事簡略,至李氏[…]文物蓋彬彬矣
2. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 秋七月,太后見眾心悅服,命以龍袞加桓身,請即帝位
3. (Việt) Đại Việt sử lược. Nguyên văn: 建嘉五年,冬十一月,送還平天冠
4. (Trung) An Nam chí lược. Nguyên văn: 國主之冠曰平天冠[…]服袞衣
5. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí - Quan gia quan phục chi chế. Nguyên văn: 我國歷代冕服無徵,至太宗始
制冕,其後竟不復行

Lưu Bị đội mũ Miện 12 Lưu, mặc áo

Cổn. (Bản vẽ thời Minh).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.