154
155
Tuy nhiên, quan hệ Việt - Minh chỉ trải qua một giai đoạn mật ngọt
ngắn ngủi, bởi triều đình Đại Việt dù sao vẫn mang tâm thái của một
quốc gia tự chủ, không muốn chịu sự chi phối của triều đình Trung hoa.
Bất kể những biến cố liên tiếp diễn ra trong nội bộ cung đình, hay sự
xô xát thường xuyên với Chiêm Thành ở phương nam, mọi việc đều do
triều đình Đại Việt tự giải quyết, không cấp báo và cũng không nghe
theo “lời dạy bảo” của thiên triều. Điều này được cho là sự “thiếu chân
thành” trong việc thờ nước lớn, và cũng là nguyên nhân chính gây rạn
nứt trong mối quan hệ Việt - Minh. Trong những chiếu sắc vua Minh
Thái Tổ ban cho vua nhà Trần về sau, thường xuyên có lời nhắc nhở: “các
đồ cống phẩm chỉ là bày tỏ tấm lòng thôi, nếu lòng thờ nước lớn mãi mãi
bền chắc, thì đâu cần cống vật thịnh soạn
(1)
[…] Vật không cần nhiều, cốt
ở lòng thành.”
(2)
Tuy nhiên, vì việc tự ý hành xử và thường xuyên thác
cớ chối tội của nhà Trần khiến vua Minh Thái Tổ
hoàn toàn đánh mất “niềm tin” ở một phiên bang
vốn được đánh giá ngang hàng với Triều Tiên ở
lòng thành thần phục. năm 1372, vua Minh Thái
tổ tức khí nói: “Gian manh láo xược, sinh sự gây
hiềm khích, lừa dối Trung Quốc […] Từ nay An
Nam triều cống, chớ có nhận.”
(3)
Thậm chí vua
Minh còn “định nghĩa”: “An Nam […] bên trong
lấy sự dối trá làm đầu, không có lòng thành của
một nước nhỏ thờ nước lớn, là nước sinh sự.”
(4)
Dù rằng vua Minh Thái Tổ đã liệt tên nước
Việt vào trong mười lăm nước “bất chinh chi
quốc”, dặn con cháu muôn đời không được động
đao binh, song mối nguy ngại về một cuộc chiến
tàn khốc vẫn khiến Tư đồ Chương Túc hầu Trần
nguyên Đán phải khuyên vua Trần nghệ Tông
“kính nước Minh như cha, yêu Chiêm Thành như
1. (Trung) Minh Thái tổ văn tập - Q.2 - Dụ An Nam quốc vương chiếu: 所貢表意而已.若事大之心永堅,
何在物之盛
2. (Trung) Minh Thái tổ văn tập - Q.8 - Mệnh Trung thư hồi An Nam công văn: 物不在多,惟誠而已
3. (Trung) Minh thực lục - Thái tổ thực lục - Q.47 - Mục ngày Bính Thìn, tháng 6, năm thứ 4 niên hiệu Hồng
Võ. Nguyên văn: 作奸肆侮,生隙構患,欺誑中國[…]自今安南入貢並毋納
4. (Trung) Minh Thái tổ văn tập - Q.6 - Mệnh Trung thư dụ chỉ An Nam hành nhân sắc. Nguyên văn: 安南人
情禮意其彼中動以侮詐為先非以小事大之誠乃生事之國
vậy nên Trung Quốc đặt vững thì bốn phương yên bình.”
(1)
Chính vì vậy
ngay sau khi lên ngôi, ông liền thực hiện kế hoạch tái thiết trật tự hoa
Di, yêu cầu các “thuộc quốc” nối lại quan hệ triều cống, trong đó Triều
Tiên và An nam là hai lân quốc được nhà Minh “ưu ái” hàng đầu. Quả
thực, ngay sau khi nhà Minh thành lập, năm 1368 vua Trần Dụ Tông đã
cử Doãn Thuấn Thần sang sứ nhà Minh. Tại thời điểm này, vua Minh
Thái tổ khen văn hiến nước nam vẫn gìn giữ được chế độ cổ, không thay
đổi theo phong tục nguyên Mông, đồng thời tặng bốn chữ “Văn hiến chi
bang”, sắp chỗ đứng của sứ thần An nam lên trên sứ thần Triều Tiên ba
bậc
(2)
, một sự ưu đãi hết sức hy hữu. Chính vua Minh Thái Tổ tuyên bố:
“Trẫm làm vua thiên hạ, đã thành chính thống, từ nay cứ ba năm, các
nước ở hải ngoại vào triều cống thì An Nam đứng đầu, sau đó tới Cao Ly,
sau nữa tới Chiêm Thành, các nước đều dâng biểu xưng thần, hợp với quy
chế cổ, trẫm hết sức khen ngợi.”
(3)
Đại học sĩ triều Minh là Vương ngao
còn cho biết: “Khắp trong bốn bể, những nơi uy đức của nước nhà trải
đến… không nơi nào không vào triều cống hằng năm, Triều Tiên và An
Nam đã gần lại thân, là các nước có văn hiến có lễ giáo, vậy nên lễ tiết của
triều đình đối với hai nước ấy là ưu ái nhất.”
(4)
Ấn chương. 1. Hoàng Hậu chi bảo (Nhà Nguyễn); 2. Hoàng Hậu chi bảo (Nhà Thanh); 3.
Chiêu Hiến vương hậu chi bảo (Nhà Triều Tiên).
1. (Trung) Minh Thái tổ thực lục - Q.37 - Mục ngày Nhâm Thìn, tháng 12, Hồng Võ nguyên niên. Nguyên
văn: 凡日月所照,無有遠近,一視同仁,故中國奠安,四方得所
2. (Việt) Ức Trai di tập - Q.6 - Dư phục chí. Tr.31. Nguyên văn: 又進我使位朝鮮三級之上,及使囘牛諒
賫龍章金印皆來褒寵焉
3. (Trung) Minh Thái tổ thực lục - Q.47 - Mục ngày Nhâm Tuất, mồng 1, tháng 12, năm thứ 2 niên hiệu Hồng
Võ. Nguyên văn: 君臨天下,已成正統,于今三年,海外諸國入貢者,安南最先,高麗次,占城又次
之,皆能奉表稱臣,合於古制,朕甚嘉焉
4. (Trung) Chấn trạch tập - Quyển 11 - Tống tẩy Mã Lương quân sứ An Nam tự. Nguyên văn: 國家威德
所及,薄海内外[…]莫不嵗時入貢,而朝鮮、安南獨近且親,號文而有禮,故朝廷禮數視他國獨優
Vua Minh Thái tổ và Minh
Thành tổ.