NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 83

156

157

thuộc Minh, cộng với kiếp nạn năm 1371 “giặc Chiêm ùa vào thành […]
đốt trụi cung điện, nhà cửa. Thư tịch, sổ sách do vậy sạch không”

(1)

, đến

thời Lê sơ, những bộ sách quan trọng ghi chép điển chương chế độ cụ
thể của các triều đại trước đây hầu như đã mất tích

(2)

.

Cũng chính bởi sự mất mát thư tịch

này, ngay từ thời Lê sơ, điển chương chế
độ của các triều đại Lý, Trần đã khó có thể
kê khảo tường tận. Vào thời vua Lê Thái Tổ
và nửa đầu thời vua Lê Thái Tông, văn hóa
thời Lê sơ vẫn có sự tiếp nối phong cách Lý
- Trần. Riêng quy chế Thường phục của bá
quan nhà Lê vẫn phỏng theo chế độ trang
phục cũ của thời Trần - hồ sau cải cách năm
1396. Tuy nhiên, quy chế này ngày càng thể
hiện rõ tính chất “đại khái”, thiếu sự rạch ròi
trong việc phân biệt phẩm trật của văn võ
bá quan. như năm 1434, “tháng 8, ban cho
học trò trong Quốc Tử giám và học trò các lộ
huyện đều được mặc quan phục, đồng thời
lại cho giáo thụ Quốc Tử giám, giáo chức ở
các lộ huyện được đội mũ Cao Sơn”

(3)

; đến

năm 1437, vua Thái Tông lại “cho các quan võ cũng được đội mũ Cao Sơn
giống như quan văn”
. Theo chế độ của nhà hồ trước kia, quan văn từ lục
phẩm trở lên đội mũ Cao Sơn, quan võ từ lục phẩm trở lên đội mũ Chiết
Xung, đến đây, bất kể văn võ bá quan hay giáo thụ Quốc Tử giám, thậm
chí giáo viên ở các lộ, huyện đều được đội cùng một loại mũ. Sự đại khái
trong cách ăn mặc của bá quan chứng tỏ chế độ quan phục đương thời có
nhiều khiếm khuyết, cần có một cuộc tái thiết trên diện rộng.

1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 閏三月,占城入寇[…]二十七日賊乱入城,焚毀宮殿,虜掠女子、玉
帛以歸[…]賊燒焚宮室,圖籍爲之掃空,國家自此多事矣
2. Sau những đợt thiêu hủy thư tịch của Đại Việt, 12 năm sau, năm 1418, vua Minh lại sai Hạ Thanh, Hạ Thì
sang “lấy các sách vở ghi chép sự tích xưa nay của nước ta” (Toàn thư). Các sách Đại Việt thông sử (Tr.101),
Loại chí - Văn tịch chí (Tr.63), Cương mục (Q.13) đều nhận định: “Tướng nhà Minh, Trương Phụ lấy hết sách
vở ghi lại sự tích của nước ta từ thời Trần trở về trước đưa về Kim Lăng
.” Song trên thực tế, biên mục sách
Việt Nam thời Minh không xuất hiện những cuốn sách mà Phan Huy Chú, Lê Quý Đôn đã nêu. Nhiều khả
năng phần lớn số sách Trương Phụ thu gom đã bị thiêu hủy.
3. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 八月,賜國子監生及路縣生徒著冠服,并與國子監敎授及路縣教職著
高山巾

con, như vậy thì nước nhà vô sự.”

(1)

Song dẫu xét ở khía cạnh tâm lý hay

diễn biến thời cuộc bấy giờ, việc kính nhà Minh như kính cha, yêu Chiêm
Thành như yêu con là việc hoàn toàn không thể. Cuối cùng, năm 1406,
vin cớ “phù Trần diệt hồ”, Minh Thành Tổ Chu Đệ cử quân xâm lược
Việt nam, song ngay sau khi đánh bại cha con họ hồ, ông ta lại nhanh
chóng sáp nhập nước Việt vào bản đồ Trung Quốc, phỏng danh xưng cũ
đặt quận giao Chỉ, đồng thời ra lệnh “binh lính vào nước ấy, ngoại trừ
sách kinh và ván in của đạo Phật, đạo Lão không thiêu hủy; tất cả thư
tịch, ván in cho đến những loại vở trẻ con quê mùa tập viết như “Thượng
đại nhân, Khưu ất dĩ”

(2)

, một mảnh một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong

nước ấy phàm những nơi di tích có bia do Trung Quốc dựng thì giữ lại,
còn các bia do An Nam dựng thì phá hủy hết, một chữ chớ để còn.”

(3)

năm 1407, Minh Thành tổ lại ra chỉ dụ nhắc lại việc trên: “Nhiều

lần đã ra chỉ dụ các ngươi rằng: phàm ở An Nam, tất cả các ván khắc thư
tịch cho đến từng mảnh từng chữ của loại vở trẻ con quê mùa tập viết như
“Thượng đại nhân, Khưu ất dĩ”, cùng những tấm bia xứ ấy tự dựng lên,
hễ trông thấy là hủy ngay lập tức, chớ để sót lại. Nay nghe nói sách vở thu
được trong quân doanh, không ra lệnh cho binh lính đốt ngay, lại để xem
xét rồi mới đốt. Trong khi quân lính phần đông không biết chữ, nếu thứ
nào cũng làm như vậy, khi vận chuyển ắt sẽ mất mát nhiều. Từ nay, các
ngươi phải làm đúng như lời sắc trước, lệnh cho quân lính hễ thấy mọi
thứ sách vở văn tự ở xứ ấy là đốt ngay, chớ lưu lại.”

(4)

như vậy, sau 20 năm

1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 願陛下敬明國如父,愛占城如子則國家無事,臣雖死且不朽
2. (Việt) Sơn cư tạp thuật Thượng đại nhân cho biết: Trẻ con mới tập viết chữ, ắt viết “Thượng đại nhân,
Khưu ất dĩ, hóa tam thiên, thất thập sĩ, nhĩ tiểu sinh, bát cửu tử, giai tác nhân, khả tri lễ dã” (Bậc đại nhân
thời thượng cổ, chỉ có ngài Khổng Khưu mà thôi, ngài giáo hóa ba nghìn đồ đệ, có bảy mươi học trò giỏi, nay
học trò nhỏ các ngươi, tám chín đứa, làm điều nhân, biết lễ nghĩa), thiên hạ đều như vậy, không biết bắt đầu
từ khi nào
. Nguyên văn: 小兒習字必且曰:上大人,丘乙已,化三千,七十士,尔小生,八九子,皆作仁,可
知禮也.天下皆然不知始何時
3. (Trung) Việt Kiệu Thư - Q.2. Dẫn theo Thơ văn Lý Trần. Tập 1. Tr.58. Nguyên văn:兵入除釋道經板經
文不毀外,一切書板文字以至俚俗童蒙所習如上大人丘乙已之類片紙隻字悉皆毀之,其境内凡有古
跡中國所立碑刻則存之,但是安南所立者悉坏之,一字不存

Bản dịch trong sách Thơ văn Lý Trần

chỗ chưa được xác đáng, tỉ như câu “俚俗童蒙所習如上大人丘乙已之類” dịch là “những loại (sách ghi
chép) ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ, như loại sách có câu “Thượng đại nhân, Khưu ất dĩ
”. Từ “Lý tục”
(lý: nhà quê; tục: thô tục) không phải “loại sách ghi chép ca lý dân gian”, có thể người dịch hiểu nhầm sang
từ “lý ngữ”, “lý ca”. (Bản Việt kiệu thư in trong Tứ khố toàn thư tồn mục tòng thư - Sử bộ - Q.162 - Tr.695
chép là “lễ tục”).
4. Như trên. Nguyên văn: 屢嘗諭爾凡安南所有一切書板文字以至俚俗童蒙所習如上大人丘乙已之類片
紙隻字及彼処自立碑刻見者即便毀壞勿存。今聞軍中所得文字不即令軍人焚毀,必檢視然後焚之。
且軍人多不識字,若一一令其如此必致傳遞遺失者多。爾今宜一如前敕號令軍中但遇彼処所有一應
文字即便焚毀,毋得留存

Trẻ em Việt Nam thời Nguyễn

tập viết “Thượng đại nhân…”

(Kỹ thuật người An Nam); Giấy

tập viết của trẻ em thời Thanh

(BTDTDL). “Thượng đại nhân,

Khổng ất dĩ, hóa tam thiên, thất

thập sĩ, nhĩ tiểu sinh, bát cửu tử,

giai tác nhân, khả tri lễ dã”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.