158
159
áo mũ lễ nhạc được coi là văn hiến của một quốc gia phải được đặt định
thận trọng, và phải cố gắng tối đa gìn giữ được chế độ cổ theo đúng
truyền thống nho gia. nguyễn Trãi và các triều thần đồng tâm tôn sùng
Chu Công, bậc vĩ nhân được Khổng Tử hết lời ca ngợi vì công lao tái
thiết, duy trì chế độ lễ nhạc cổ của nhà Chu. Tuy nhiên, sau khi du nhập
và được đặt định nhiều lần qua các triều đại Lý - Trần - hồ, văn hiến nho
giáo đã có những nét đặc sắc riêng biệt tại triều đình Việt nam. Đặc biệt,
từ sau cải cách của hồ Quý Ly, áo mũ Đại Việt phần lớn được mô phỏng
từ quan phục hán - Đường. Đến thời vua Lê Thái Tổ, nguyễn Trãi được
giao nhiệm vụ tái thiết áo mũ lễ nhạc, song thành quả khảo cứu của
ông thể hiện ở việc áp dụng mũ Cao Sơn cho bá quan ngày một tỏ rõ sự
khiếm khuyết, khiến cuối cùng ông và các nho thần phải tự nhận rằng:
việc đặt định lễ nhạc phải đợi có nhiều người đọc thông biết rộng, nắm
rõ quy chế cổ mới có thể hoàn thành. Đối với trang phục của nhà Minh
đương thời, nguyễn Trãi nhận định “Người Ngô lâu ngày nhiễm thói tục
của người Nguyên, tóc xõa, răng trắng, áo ngắn mà tay áo dài, mũ xiêm
lòe loẹt, lớp lớp như lá. Người Minh tuy khôi phục áo mũ Hán Đường xưa,
nhưng thói tục vẫn không đổi”
(1)
, ngụ ý không nên noi theo.
Trong khi đó, Lương Đăng là một viên hoạn quan phục vụ trong
cung đình, chắc hẳn đã trông thấy nhiều dạng áo mũ lễ nhạc nơi cấm
cung, được cho là người có hiểu biết chút ít, nên được giao nhiệm vụ
hợp tác cùng nguyễn Trãi để đặt định lễ nhạc. nếu đánh giá Lương Đăng
chỉ đơn thuần là tay hoạn quan không có học thức, gây ra mối hại to
1. (Việt) Ức Trai di tập - Q.6 - Dư địa chí. Nguyên văn:吳人久淪元俗,被髮白齒,短衣長袖,冠裳燦
爛,如葉之重者。明人雖復漢唐衣冠之舊而其俗未變
Thường phục mũ Ô Sa áo bào đính Bổ tử. 1. Quan Triều Tiên;
2. Quan Đại Việt triều Lê; 3. Quan nhà Minh.
Song vẫn do sự mất mát sử liệu, ngay cả vị nho thần uyên bác như
nguyễn Trãi cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đặt định phẩm phục
triều nghi. Vốn dĩ từ thời vua Thái Tổ đã lệnh cho nguyễn Trãi đặt định
chế độ quan phục, có lẽ việc chưa hoàn tất nên đến khi vua Thái Tông
lên ngôi, sau một loạt các quy định áp dụng mũ Cao Sơn thời hồ cho văn
võ bá quan, cuối cùng vua vẫn một lần nữa lệnh cho nguyễn Trãi cùng
Thái giám Lương Đăng đặt lại chế độ quan phục. Song đến tháng 5 năm
1437, nguyễn Trãi xin trả lại mệnh lệnh, không muốn tiếp tục hợp tác
cùng Lương Đăng, nguyên nhân chính là do những điều nguyễn Trãi
“thấy đều khác với Lương Đăng”
(1)
Sau khi vua Thái Tông chấp thuận lời
kiến nghị của Lương Đăng áp dụng chế độ lễ nhạc mới mà quá bán là
chế độ áo mũ của nhà Minh, nguyễn Trãi cùng một số vị triều thần như
nguyễn Truyền, Đào Công Soạn, nguyễn Văn huyến, nguyễn Liễu dâng
sớ nói: “Việc chế tác lễ nhạc ắt phải đợi có người đã rồi sau mới tiến hành,
được như Chu Công về sau không có lời chê trách. Nay lại sai tay hoạn
quan Lương Đăng chuyên trách việc đặt lễ nhạc, chẳng là làm nhục nước
sao? Vả lại việc y làm dối trên lừa dưới, chẳng dựa vào đâu cả.”
(2)
Lương
Đăng thanh minh: “Thần không có học thức, không biết chế độ cổ, nay
những việc đặt định đều dựa vào những điều mắt thấy mà thôi.”
(3)
Xét từ góc độ của nguyễn Trãi, với nhãn quan của một nho thần,
1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 五月行遣阮廌奏曰:此者臣等與粱登同校定雅樂而臣所見與梁登不
同,願回所命。初太祖命阮廌定冠服制,未及施行
2. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 制禮作樂必待人後行,如周公而後無間言。今使小竪梁簦專定禮樂,
國得不辱乎?且彼所為欺君罔下,無所憑據
3. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 臣無學術,不知古制,今之所為尽其所見而已
Áo thời Nguyên, áo thời Minh sơ kỳ (thời Hồng Võ), áo thời
Minh hậu kỳ. (mingyiguan).