162
163
là vua nước nam. Song trái với mong
chờ của vua quan triều Lê, vua Minh
từ đầu chí cuối đều không bằng lòng
để vua nước Việt mặc Cổn Miện. Bởi
theo quan niệm của nhà Minh, trước
sự “thần phục thiếu chân thành” của
vua tôi nước Việt, vua Việt trên danh
nghĩa là vương, nhưng thực chất là
bề tôi của Trung Quốc, bị coi ngang
hàng với quan nhất, nhị phẩm của
nhà Minh. Cách đối đãi như vậy khác
hẳn tình cảm đặc biệt của vua Minh
dành cho vua Triều Tiên, khi năm
1403 vua Minh ban cho vua Triều Tiên
Cổn Miện 9 lưu 9 chương, năm 1450
tiếp tục ban cho Thế tử Triều Tiên
Cổn Miện 8 lưu 7 chương
(1)
. Tại Triều
Tiên, Cổn Miện chỉ được áp dụng làm
lễ phục vua mặc khi lên ngôi, ngày mồng một Tết và khi đón sứ Trung
Quốc. Trước khi trở thành Đại hàn đế quốc vào năm 1897, Triều Tiên
không tế trời một cách độc lập như Việt nam.
Đối chiếu ghi chép của Toàn thư với Minh thực lục, Minh sử, ta
được biết: tháng 10 năm 1441, vua Lê nhân tông sai sứ thần sang nhà
Minh tuế cống, đại thần Lê Thận phụ trách việc “xin áo mũ”
(2)
; năm
1442, khi sứ thần nước An nam Lê Thận từ biệt vua Minh, vua Minh
lệnh cấp trang phục Bì Biền, áo dệt vàng về ban cho quốc vương
(3)
. năm
1456, vua Lê nhân Tông tiếp tục phái sứ thần sang nhà Minh tuế cống
đồng thời “cảm ơn (xin) ban Cổn Miện”
(4)
. Minh thực lục ghi lại sự việc
1. (Hàn) Quốc triều ngũ lễ nghi - Tự lệ nhất. Tr.112, 116.
2. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 冬十月,遣使如明,内密院副使阮日僉、知内密院副使阮有光、僉知
密刑院陶孟珙歲貢,黎昚求冠服
3. (Trung) Minh thực lục - Anh Tông thực lục - Q.90. Mục tháng 3 năm Chính Thống thứ 7. Nguyên văn: 安
南國使臣黎昚陛辤,命賫敕并皮弁冠服、金織襲衣等物歸賜其國王黎麟
4. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 冬十月二十五日遣陪臣黎文老阮建美阮居道鄧惠連如明歲貢并謝賜衮
冕
. Các bản dịch Việt văn đều dịch thiếu từ “Cổn Miện”. Tuy nhiên, cách nói “cảm ơn ban Cổn Miện” của
sử quan nhà Lê đã khiến sử thần nhà Nguyễn hiểu lầm, cho rằng “bấy giờ sứ Minh đến ban Cổn Miện, (vua)
bèn sai bọn Trung thư lang Nguyễn Đình Mỹ sang Minh tuế cống, bái tạ việc ban y phục.” (Cương mục.
Q.18. Nguyên văn: 冬十月遣使如明,辰明使來給衮冕,遂遣中書侍郎阮廷美等如明嵗貢,拜謝賜服)
của các triều đại ở nước ta không có dấu tích,
đến thời vua Lê Thái Tông mới chế ra mũ Miện,
đời sau lại không sử dụng nữa. Từ thời Lê Trung
Hưng về sau, vào các dịp đại lễ, hoàng đế chỉ đội
mũ Xung Thiên.”
(1)
như vậy, quy chế Cổn Miện
dành cho thiên tử nhà Lê từ thời Trung hưng
về sau bị phế bỏ. Tuy nhiên, các đời vua nhân
Tông, Thánh Tông, hiến Tông thời Lê sơ hẳn
vẫn duy trì loại Lễ phục sang trọng bậc nhất
này, dù cách nói của Phan huy Chú có phần
mập mờ, không minh xác.
Trên thực tế, nhà hồ đã định ra quy chế
Cổn Miện, song theo ghi chép của Loại chí thì
nhà Lê sơ không kế thừa được quy chế Lễ phục
này của nhà hồ. Vậy nên việc vua Lê Thái Tổ, Lê
Thái Tông trong đại lễ lên ngôi mặc loại Lễ phục
nào, hiện chưa thể khảo được. Sau khi phục quốc, Lê Lợi đã lên ngôi vua,
có điều do vấn đề thời gian và tư liệu nên phải đến thời vua Lê Thái Tông,
quy chế Cổn Miện dành cho thiên tử phương nam mới được đặt định.
Toàn thư ghi nhận, ngày 12 tháng 11 năm 1483, vua Lê Thánh Tông đã
đề vào bản thảo bài tựa cuốn Thiên Nam dư hạ tập của Đại học sĩ Thân
nhân Trung rằng: “Vải dệt lông chuột lửa/ Tơ ngũ sắc tằm băng/ Lại tìm
tay vô địch/ Cắt may áo Cổn long”
(2)
. Tấm bia Đại Việt Lam Sơn Dụ lăng bi
lại cho biết trong lễ cày ruộng Tịch điền, vua Lê hiến Tông mặc áo Cổn,
đội mũ Miện có dây hoằng màu đỏ son (Đế tại Tịch điền/ Chu hoằng Cổn
Miện). Vậy thì ít nhất đến thời vua hiến Tông, trang phục Cổn Miện vẫn
được duy trì làm Lễ phục – Triều phục của đế vương.
ngoài ra, trong thời gian trị vì của vua nhân Tông, Thánh Tông,
hiến Tông, chúng ta đều thấy các vị vua Đại Việt này lần lượt phái sứ
thần sang nhà Minh xin ban Cổn Miện, trên thực tế nhằm “hợp pháp
hóa” quy chế Cổn Miện và đòi hỏi sự công nhận của vua Minh với tư cách
1. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí – Quan gia quan phục chi chế. Nguyên văn: 按李陳以前,天子冕服不可復
考,見於史者,惟此二條[…]我國歷代冕服無徵,至黎太宗始制冕,其後竟不復行。中興以來,皇
上御大禮,惟服衝天冠
2. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 帝題大學士申仁忠天南餘暇集序藁云“火鼠千端布,冰蠶五色絲,更
求無敵手,裁作袞龍衣”
Cổn Miện của vua Triều Tiên
Thuần Tông. (Trang phục
của chúng ta).
Đại Việt Lam sơn Dụ lăng bi (Lăng vua Lê
Hiến Tông, Lam Kinh, Thanh Hóa.
“Mục mục Hiến Tông, tư tập tiền công […]
Đế tại Tịch điền, chu hoằng Cổn Miện”.