164
165
Cầu và vua Triều Tiên cũng đều được nhà Minh ban tặng loại Lễ phục Bì
Biền, riêng vua Lưu Cầu còn sử dụng Bì Biền làm Triều phục. Tuy nhiên,
qua tư liệu văn tự và tranh tượng thời Lê hiện còn, chúng ta không thấy
các vị vua thời Lê sơ sử dụng loại Lễ phục do vua Minh ban tặng. Kết hợp
những thông tin trên với ghi chép của Toàn thư và Đại Việt Lam Sơn Dụ
lăng bi, nhiều khả năng các vua nhân Tông, Thánh Tông, hiến Tông vẫn
sử dụng trang phục Cổn Miện, kế thừa quy chế của vua Lê Thái Tông. Có
điều xuất phát từ tâm lý không thua Trung Quốc, các vua Lê sơ vẫn luôn
quan tâm đến điển chương chế độ của nhà Minh. như năm 1502, ngự sử
Quách hữu nghiêm đã lén mua một chiếc áo Long Cổn, là hàng cấm của
nhà Minh, nhân khi đi sứ.
(1)
Việc làm “tày trời” này không thể nào xuất
phát từ bản ý của Quách hữu nghiêm mà chắc chắn có sự sai khiến ngầm
của vua Lê hiến Tông. Ở đây cần nói thêm rằng, thời kỳ đầu nhà Minh chỉ
có một loại áo Long Cổn, xét từ kiểu dáng đến trang sức, phần lớn tuân
theo chế độ cổ thời hán - Đường; tuy nhiên sau này, nhà Minh đã hợp
nhất Long Cổn với Long Bào, chế ra loại áo Cổn hoàn toàn mới. Chúng tôi
ngờ rằng, chiếc áo Long Cổn mà ngự sử Quách hữu nghiêm lén mua về
Đại Việt chính là loại Long Cổn “tân chế” của vua Minh.
1.Triều Tiên Thế Tông mặc Long bào; 2.Cung Hiến vương Lý Trinh nhà Minh mặc Cổn Miện theo
quy chế cổ; 3.Hưng Hiến đế triều Minh mặc Long Cổn kiểu mới; 4. Lưu Cầu Thượng Trinh vương
mặc trang phục Bì Biền.
2. Thường phục
a. Xung Thiên 衝天冠
Theo sự đặt định của Lỗ bộ ty đồng giám Lương Đăng, từ năm 1437,
1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 時明國皇后見我國使至,差官收取函箱,領入内殿,討取異香。郭有
嚴原有所買龍衮禁物,貯在箱内,恐明國檢得責之,乃作戒本部榜文收取異香上進
này cho biết: “Quốc vương An Nam Lê Tuấn
(chỉ vua Lê Nhân Tông)
tâu: ‘Đội
ơn triều đình phong cho tước vương, thần vâng mệnh của triều đình đã
hơn mười năm. Cúi mong ban cho thần Cổn Miện, giống như lệ của quốc
vương Triều Tiên’. Vua không cho.”
(1)
Việc sai sứ sang Minh xin Cổn Miện
vẫn tiếp tục được thực hiện vào thời vua Thánh Tông và vua hiến Tông.
Tháng 12 năm 1462, vua Lê Thánh Tông sai sứ thần sang nhà Minh tuế
cống đồng thời xin ban cho áo mũ
(2)
, lần này, vua Minh “ban cho Quốc
vương An Nam Lê Hạo một bộ trang phục Bì Biền, một bộ thường phục
bằng là đỏ, mũ Ô Sa, đai sừng tê
(trang phục quan văn nhị phẩm theo như quy chế của
nhà Minh - TQĐ chú)
mỗi thứ một chiếc. Bởi Hạo sai bồi thần xin trang phục
Cổn Miện, vua không cho nên ban như vậy.”
(3)
Minh sử ghi nhận: “Hạo
sai sứ sang cống, nhân tiện xin trang phục Cổn Miện, vua không cho, chỉ
ban trang phục Bì Biền, mũ Ô Sa, đai sừng tê […] Năm Hoằng Trị thứ 10,
Hạo chết […] con là Huy kế vị […] sai sứ sang cáo phó […] Vua ban cho
Huy trang phục Bì Biền, đai sừng tê dát vàng. Sứ thần An Nam nói, quốc
chủ được phong vương, trang phục được ban tặng không khác gì trang
phục của bề tôi, xin ban cho trang phục khác. Quan bộ Lễ nói: ‘An Nam
trên danh nghĩa là vương, thực chất là bề tôi của Trung Quốc. Vua kế vị
mới lập, ắt phải ban cho trang phục Bì Biền, để khiến cho không mất sự
tôn nghiêm làm chúa tể một nước; lại ban cho Thường phục nhất phẩm,
để không quên cái nghĩa bề tôi thờ Trung Quốc. Nay xin như vậy là làm
loạn quy chế của triều đình, không thể chấp thuận được. Song những lời
này không phải là tội của sứ thần, mà là lời tấu láo lếu của kẻ thông sự,
phải trừng trị’. Song vua đặc biệt tha cho.”
(4)
như vậy, sau nhiều lần xin trang phục Cổn Miện, nhà Minh chỉ ban
tặng vua Lê trang phục Bì Biền, một loại Lễ phục của vua, hoàng tử, thân
vương nhà Minh sử dụng trong những dịp lễ nhỏ. Đương thời, vua Lưu
1. (Trung) Minh thực lục - Anh Tông thực lục - Q.279. Mục tháng 6 năm Thiên Thuận nguyên niên. Nguyên
văn: 安南國王黎浚奏:"欽蒙朝廷封以王爵,臣衹承朝命已十餘年。伏望賜臣袞冕,依朝鮮國王例",
上不從
2. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 十二月遣陪臣黎文顯、黄文午、謝子顛等如明歲貢并求賜冠服
3. (Trung) Minh thực lục - Hiến Tông thực lục - Q.3. Mục năm Thiên Thuận thứ 6. Nguyên văn:賜安南國王
黎灝皮弁冠服一襲、紅羅常服一襲、紗帽、犀帶各一。因灝遣陪臣請冕服,上不允,而有是賜
4. (Trung) Minh sử - Q.321 - An Nam truyện. Nguyên văn: 灝譴使來貢,因請冕服,不從,但賜皮弁冠
服及紗帽犀帶[…](弘治)十年,灝卒[…]子暉繼[…]譴使告訃[…]錄賜暉皮弁服、金犀帶。其使臣
言,國主受王封,賜服與臣下無別,乞改賜。禮官言:“安南名為王,實中國臣也。嗣王新立,必
賜皮弁冠服,使不失主宰一國之尊;又賜一品常服,俾不忘臣事中國之義。今所請,紊亂朝制,不
可許。然此非使臣罪,乃通事者導之妄奏,宜懲”。帝特宥之