NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 89

168

169

bào, giao bào Triều phục của các quan tứ, ngũ phẩm triều nguyễn. Đối
chiếu hoa văn rồng thời Lê sơ, rồng thời Lý - Trần và hoa văn rồng Trung
Quốc đầu thời Minh, có thể thấy rồng Việt nam thời Lê sơ vẫn kế thừa và
phát triển từ kiểu dáng rồng Lý - Trần, đồng thời cũng chịu sự ảnh hưởng
nhất định từ kiểu dáng rồng của Trung Quốc đầu thời Minh.

Phục dựng mũ Xung Thiên và Hoàng bào thời Lê sơ (Tranh: TQĐ).

II. TRAng PhỤC BÁ QUAn

năm 1429, sau khi thống nhất đất nước, vua Lê Thái Tổ đặc ban

cho “các chức quan võ từ thượng tướng tước trí tự trở lên, quan văn từ
nhập nội đại hành khiển tước quan phục hầu trở lên đều được mặc áo
bào đỏ.”

(1)

Đây cũng chính là phương thức ban thưởng “Tứ Phỉ” các vua

Lý - Trần vẫn thường áp dụng để khen thưởng công thần. Tuy nhiên,
theo quy chế thời Trần - hồ, chỉ có các quan nhị phẩm mới được mặc
áo bào đỏ, vậy nên năm 1437, vua Lê Thái Tông cho rằng “các quan tam

1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn:五月,旨揮係:文武職官,武自上將爵智字著服侯以上並聽服緋,文
自入内大行遣冠服侯以上亦聽服緋

đa số là loại áo đoàn lĩnh, (còn có tên
viên lĩnh, cổ kiềng

(1)

), thụng tay, bên

trong mặc lót áo giao lĩnh. Trải qua các
triều đại Lý, Trần, Lê, nguyễn, dạng áo
này hầu như không bị thay đổi về kiểu
cách. Bào phục của các triều đại chủ
yếu được phân biệt ở kiểu dáng hoa văn
và bố cục hoa văn sức trên áo.

Toàn thưLoại chí đều ghi nhận

vào thời Lê sơ, khác với bá quan, trang
phục của vua không phân biệt Công phục
hay Thường phục, vào các buổi Thường
triều ngày mồng 5, 10, 20, 25 cho đến
ngày rằm và mồng một, vua Lê đều đội
mũ Xung Thiên, mặc hoàng bào. Cho
đến nay, ngành khảo cổ mới chỉ phát hiện
được hiện vật Long bào (hoàng bào) của
vua Lê Dụ Tông, tuy nhiên dạng thức và
bố cục hoa văn thêu trên những tấm Long
bào này mang nặng ảnh hưởng kiểu cách
Bào phục của Trung Quốc giai đoạn cuối
Minh đầu Thanh, có lẽ được đặt định sau
khi Tham tụng nguyễn Công hãng đi sứ
nhà Thanh năm 1720. Vì vậy không thể coi
Long bào của vua Lê Dụ Tông là loại Long
bào tiêu biểu của triều Lê. Chúng tôi cho
rằng, vào thời Lê sơ, Long bào của vua Lê
vẫn là dạng Long bào thêu hoa văn rồng
ổ ở hai vai và vùng bụng. Kiểu cách này
chúng ta vẫn có thể thấy qua tượng Yến
Quận công chùa Sổ, tranh chân dung tả
Thái tử Kiến Trung hầu Trịnh Đình Kiên
thời Lê Trung hưng và dạng thức hoa

1. (Việt) Nhật dụng thường đàm. Nguyên văn: 圓領襖古乾

Hoa văn rồng ổ thời Lê sơ (Bảo tàng

Lịch sử Việt Nam)

Tượng Yến quận công chùa Sổ (Cổ

vật Thăng Long Hà Nội); Tả Thái tử

Trịnh Đình Kiên (nhà thờ họ Trịnh

tại Thành Công, Hà Nội).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.