NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 90

170

171

mồng một và ngày rằm, chỉ trang phục mũ Phốc Đầu kết hợp với Bào
phục

(phẩm cấp được phân biệt bởi màu sắc áo bào)

. Thường phục là trang phục mặc

vào những buổi Thường triều ngày 5, 10, 20, 25, chỉ trang phục mũ Ô Sa
kết hợp với áo bào cổ tròn đính Bổ tử

(phẩm cấp được phân biệt ở hình thêu trên

vuông vải đính ở trước ngực và sau lưng)

. Tuy nhiên, từ năm 1500 trở về sau, khái

niệm Công phục lại được hợp nhất với khái niệm Triều phục.

Tuy Toàn thư nhiều lần đề cập đến Triều phục dành cho bá quan

nhà Lê sơ sau khi áp dụng chế độ quan phục của nhà Minh, song không
hề đả động tới quy chế cụ thể của Lương quan Chu phục. Có điều, trong
Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, vua Lê Thánh Tông đã nhắc đến mũ Điêu
Thiền qua câu thơ: “Có kẻ đội Điêu Thiền nhẵn mặt, có người vận Giải
Trãi ngang ngang
” và trong Vũ trung tùy bút, Phạm Đình hổ cũng đề cập
tới chiếc mũ giải Trãi của thân phụ mình, đồng thời hé lộ cho chúng ta
biết vào thời Lê Trung hưng, kiểu dáng mũ giải Trãi khác với mũ Phốc
Đầu

(mũ Giải Trãi triều Nguyễn là mũ Phốc Đầu đính thêm hai chiếc sừng nhỏ trên trang sức Bác

sơn)

. Cứ liệu này khiến chúng tôi ngờ rằng, có thể vào triều Lê sơ, quy chế

Lương quan (với ba loại mũ Tiến hiền, Điêu Thiền, giải Trãi) được tái
du nhập làm Triều phục của bá quan nhà Lê, trước cải cách năm 1500
thời vua Lê hiến Tông. Riêng mũ giải Trãi với kiểu dáng Lương quan vẫn
được duy trì đến cuối thời Lê Trung hưng.

1. Công phục - Triều phục
a. Phốc Đầu
幞頭冠
như chúng tôi đã đề cập tại phần khảo về trang phục bá quan nhà

Lý, năm 1059 là thời điểm mũ Phốc Đầu được chính thức áp dụng làm
Thường phục cho bá quan Đại Việt. Quy chế này tiếp tục được áp dụng
vào đầu thời Trần, bị phế bỏ vào năm 1300 sau cải cách trang phục
Thường triều của vua Trần Anh Tông. Vào thời thuộc Minh, nhà Minh
quy định quan lại và sinh viên Việt nam nhất loạt sử dụng mũ Phốc Đầu
có cánh chuồn dài phẳng. Sau khi phục quốc, triều đình Đại Việt dưới
thời vua Lê Thái Tổ và nửa đầu thời vua Lê Thái Tông đã áp dụng mũ
Cao Sơn của nhà Trần – hồ làm trang phục Thường triều, phải đến năm
1437, sau tấu nghị của Thái giám Lương Đăng, mũ Phốc Đầu mới quay
trở lại làm Công phục của bá quan.

năm 1499, quy chế mũ Phốc Đầu của bá quan nhà Lê được quy

định: “Công phục Phốc Đầu của các tước công, hầu, bá, phò mã và quan
văn võ từ tam phẩm trở lên dùng cánh chuồn bằng sa đen, hơi dài và

phẩm mặc áo màu đỏ không hợp với
chế độ cổ, muốn hạ lệnh đổi thành
áo màu xanh. Đại tư mã Lê Sát nói:
‘Tiên Đế gây nền dựng nghiệp, ý muốn
phân biệt tôn ti để biểu dương công
thần, chế độ ấy đã định, há nên thay
đổi?’”
Vua Lê Thái Tông đành nghe
theo.

(1)

Trong những năm 1434 đến

1437, triều đình Lê sơ lần lượt quy
định bá quan văn võ nhất loạt đội mũ
Cao Sơn. Đến giữa năm 1437, vua Lê
Thái Tông lệnh cho nguyễn Trãi và
Lương Đăng đặt định lại chế độ quan
phục. Kể từ đây, một phần quy chế áo
mũ của nhà Minh được áp dụng vào
triều đình Đại Việt, làm tiền đề cho
những đợt sao phỏng Minh chế diễn
ra dưới thời vua Lê Thánh Tông và các
triều vua Lê, nguyễn về sau.

Theo quy chế mới: “Lễ có Đại

triều và Thường triều. Như lễ tế Giao,

Cáo miếu, Thánh tiết, mồng một Tết Nguyên Đán thì áp dụng lễ Đại
triều, hoàng đế mặc Cổn Miện, lên ngồi ngai báu, bá quan đều mặc Triều
phục
; còn như mồng một và ngày rằm thì hoàng đế mặc Hoàng bào, đội
mũ Xung Thiên, lên ngồi Bảo tọa, bá quan đều mặc Công phục Phốc Đầu.
Thường triều hoàng đế mặc Hoàng bào, đội mũ Xung Thiên, lên ngồi Kim
đài, bá quan đều mặc Thường phục áo cổ tròn, mũ Ô Sa […]”

(2)

Theo quy chế này, Triều phục được quy định là loại trang phục mặc

trong lễ tế giao, Cáo miếu, Thánh tiết, mồng một Tết nguyên Đán, chỉ
trang phục Lương Quan kết hợp với Chu phục, vốn là quy chế có từ thời
Tống, bị phế bỏ vào thời nguyên. Công phục là trang phục mặc vào ngày

1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 帝以三品官著紅色衣不合古制,欲命以青衣易之。大司徒黎察曰:先
帝開基創業,意欲別其尊卑以表功臣,其制既定,豈宜更改?從之
2. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn:夫禮有大朝、常朝,如郊天、告廟、聖節、正旦則行大朝禮,皇帝服
衮冕,升寶座,百官具朝服朝冠。如初一日、十五日則皇帝御皇袍衝天冠升寶座,百官具公服幞
頭,常朝皇帝御黄袍衝天冠升金臺,百官著常服圓領烏紗帽[…]書奏,帝又命登定之[…]帝從登
議,卒行之

1. Rồng thời Lý (Hoàng thành); 2. Rồng

thời Tống (Cẩm tú văn chương); 3. Rồng

thời Lê sơ (Bản rập họa tiết mỹ thuật cổ

Việt Nam); 4. Rồng thời Minh sơ trên Long

bào của vua Minh Thành tổ; 5. Rồng thời

Lê sơ (Bảo tàng Lịch sử); 6. Rồng thời

Minh sơ trên Mãng bào của Vương Ngao.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.