176
177
Tháng 9 nhuận năm 1471, vua Lê Thánh Tông chính thức áp dụng quy
chế Thường phục Bổ tử của nhà Minh. Tháng 10 năm 1488, vua tiếp tục
đặt ra quy định về kích cỡ áo bào Thường phục và Triều phục dành cho
bá quan, theo quy chế mới, “áo dài cách đất 2 tấc (khoảng 8cm), ống tay
áo rộng 1 thước 3 tấc (khoảng 50cm).”
(1)
Quan lại An Nam mặc Thường phục (năm 1751) qua 3 dị bản của Hoàng Thanh chức cống đồ. 1.
Bản dẫn theo Yên Hành lục (Hàn Quốc). 2. Bản dẫn theo Hoàng Thanh chức cống đồ, ký hiệu 二
16. 22421 thư viện trường đại học Waseda (Nhật Bản). 3. Bản dẫn theo Tạp chí Tử Cấm Thành kỳ
131 tháng 4.2005 (Trung Quốc).
Bổ tử 補子(Bổ: vá; Bổ tử: miếng vá): chỉ vuông vải thêu hình chim
muông kết hợp với cỏ cây, hoa lá, mây nước v.v. đính ở trước ngực và
sau lưng áo bào, dùng để phân biệt phẩm cấp của bá quan. Quy chế này
manh nha từ thời nguyên và hoàn bị vào thời vua Minh Thái Tổ. Bổ tử
của quan văn thêu hình chim, Bổ tử của quan võ thêu hình thú. Vì là
vuông vải đính ở trước ngực và sau lưng, Bổ tử vốn có tên Hung bối 胸
背
hoặc Hoa dạng 花樣. Thuật ngữ hung bối được sử dụng phổ biến tại
Triều Tiên và Trung Quốc trước thời gia Tĩnh. Từ cuối thời Minh, thuật
ngữ này bị thay thế bởi cách gọi Bổ tử. Qua lời dụ vào tháng 9 năm 1471,
ta thấy vua Lê Thánh Tông cũng từng dùng từ hung bối để chỉ Bổ tử.
Chứng tỏ tên gọi hung bối là tên gọi sớm nhất, được sử dụng cả ở Việt
nam lẫn Trung Quốc và Triều Tiên.
1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 十月九日,定進朝儀新樣衣服,其製衣長去地二寸,袖寬一尺三寸
quan An nam thời Lê trong Hoàng Thanh chức cống đồ và bức tranh
quan nghè vẽ trong Những khu truyền giáo của cha Marini đều thể hiện
rõ loại mũ Ô Sa trơn theo quy chế của nhà Minh.
1. Quan Lưu Cầu (Tranh Ogoe thời xa xưa); 2. Chân dung Nguyễn Trãi, quan thời Lê sơ Việt Nam
(Bảo tàng Lịch sử Việt Nam); 3. Chân dung Từ Quang Khải, quan nhà Minh Trung Quốc; 4. Chân
dung Trương Mạt Tôn (Jang Mal Son) quan Triều Tiên (mingyiguan). Trong bài thơ Tặng sứ thần
Lưu Cầu, Phùng Khắc Khoan viết: “Núi sông phong vực tuy khác biệt, áo mũ lễ nhạc lại giống
nhau” (山川封域雖云異,禮樂衣冠是則同). Câu thơ không hẳn là sáo ngữ, mà phản ánh khá
chân thực cục diện lễ nhạc áo mũ tương đồng giữa các nước Việt - Minh - Triều Tiên - Lưu Cầu
khoảng thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII.
ngày 26 tháng 5 năm 1486,
vua Lê Thánh Tông quy định, “kể từ
nay, văn võ bá quan vào chầu đội
mũ Ô Sa, hai cánh nên nhất loạt hơi
hướng về phía trước, không được tự
ý để cánh chuồn phẳng hoặc lệch.”
(1)
Loại mũ Ô Sa có hai cánh uốn cong
về phía trước cũng chính là quy chế
mũ Thường phục của bá quan Triều
Tiên cùng thời.
b. Bổ phục 補服
Từ năm 1437 đến năm 1471, Thường phục của bá quan nhà Lê là mũ
Ô Sa trơn kết hợp với áo bào đoàn lĩnh trơn tương tự bá quan Triều Tiên
trước năm 1454 tính từ thời điểm áp dụng quy chế Bổ tử (sớm hơn Việt
nam mười bảy năm). Quy định về phục sắc Thường phục Ô Sa tương tự
phục sắc Công phục Phốc Đầu: nhất phẩm đến tam phẩm mặc áo màu
đỏ, tứ phẩm - ngũ phẩm mặc áo màu lục, còn lại đều mặc áo màu xanh.
1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 定朝冠:継今文武百官進朝戴烏紗帽,两趐宜一體稍仄向前,不得
任意或平或仄
Mũ Ô Sa của quan Triều Tiên (Bảo tàng
Folklore Seoul. Ảnh: TQĐ).