NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 97

184

185

điển lệ thời Hồng Đức.”

(1)

Dựa vào tư liệu

tranh tượng hiện còn, đối chiếu với ghi
nhận của Toàn thư, có thể thấy chế độ
áo mũ của bá quan nhà Mạc về cơ bản
vẫn noi theo chế độ quan phục được xác
lập từ thời Lê Thánh Tông. Riêng trang
phục của vua Mạc thể hiện trên các pho
tượng thờ có khá nhiều điểm đặc biệt
cần lưu ý.

Qua khảo sát một số pho tượng

thờ vua Mạc tại chùa Trà Phương, chùa
Phúc hải, chùa Trung hành, chùa hoa
niễu, chùa nhân Trai, chùa An hưng
tại hải Phòng

(2)

, chùa ngo tại Phúc Thọ

- hà nội, chùa Võ Cường tại Bắc ninh,
có thể thấy các pho tượng vua Mạc nhìn
chung mang hai kiểu mũ áo phổ biến sau:

1. Mũ hình trụ, đỉnh bằng, mặt trước mũ chạm nổi chữ Vương

, riêng tượng chùa Phúc hải, chùa Phúc Linh và chùa Võ Cường,

phía trên mũ còn có miện bản. Các pho tượng này đều mặc áo đoàn
lĩnh cổ tròn, phía trong mặc lót áo giao lĩnh, từ ức trở xuống thắt một
dải phục sức tương tự như tế tất chồng lên ba lớp, buông dài xuống
chân. Đây có thể là Lễ phục của vua nhà Mạc.

2. Mũ dạng ống, tương tự mũ Thông Thiên với những nếp gấp

thẳng, được đính các hạt ngọc châu, tại vị trí trán mũ có trang sức
hình chim dang cánh trong tư thế bay chúc đầu thay vì trang sức Bác
sơn (Tam sơn) như ở tượng chúa Trịnh Sâm chùa Kim Liên, hà nội.
Loại mũ dạng ống đính trang sức chữ Vương và hình chim bay chúc
đầu đều là các loại mũ đặc trưng của tượng thời Mạc. Riêng trang sức
chim dang cánh chúc đầu đính trên trán mũ hết sức gần gụi với loại
mũ hạt Quan của quan võ nhà hán - Đường

(Khang Hy tự điển cho biết:

Hạt là loài chim giống chim trĩ [] nếu bị xâm phạm, sẽ lao thẳng vào chiến đấu,

1. (Việt) Cương mục - Q.27. Tr.18-19. Nguyên văn: 登庸以承平之後制度廢弛,欲張桭作之,乃命阮國
憲等考定兵制、田制、祿制[…]大槩均倣依洪德典例.
2. Xin xem Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắc dân tộc. Tr.258.

quyền thần Mạc Đăng
Dung phế truất vị vua cuối
cùng của triều Lê sơ, tự
xưng hoàng đế. Triều đình
nhà Mạc chính thức trải
năm đời vua, tổng cộng
66 năm. Trong đó, quãng
thời gian trị vì của vua Thái
Tổ Mạc Đăng Dung, Thái
Tông Mạc Đăng Doanh có
thể coi là thời kỳ đỉnh thịnh
của nhà Mạc. Điển chương,
chế độ của nhà Mạc về cơ bản được thiết lập trong giai đoạn này.

ngay sau khi lên ngôi, Mạc Đăng Dung còn sợ lòng người tưởng

nhớ nhà Lê xưa mà sinh biến, nên phàm việc gì cũng tuân thủ theo
chế độ triều Lê.

(1)

Song khi đã thừa hưởng thái bình, ông cho rằng “chế

độ nước nhà hoang phế, lỏng lẻo, muốn sửa sang chấn chỉnh lại, nên
mệnh cho bọn Nguyễn Quốc Hiến khảo xét và đặt định chế độ quân
binh, chế độ ruộng đất, chế độ bổng lộc […] đại khái đều phỏng theo

1. (Việt) Cương mục - Q.27. Tr.16. Nguyên văn: 登庸恐人心懷舊生變,凡事遵守黎朝制度.

Sứ thần nhà Minh đứng tại chính điện, người đứng đối

diện được chú cột chữ Ngụy vương Mạc Đăng Dung.

(An Nam lai uy đồ sách).

Hình tượng Mạc Đăng Dung khi đón
và khi tiễn sứ Minh. (An Nam lai uy
đồ sách
).

Tượng hoàng thân nhà Mạc thờ tại chùa Diềm, Vạn An, Bắc Ninh (Ảnh: TQĐ); Tượng vua Mạc

Đăng Dung thờ tại chùa Trà Phương (Hải Phòng); Tượng vua Mạc thờ tại chùa Ngo (Phúc Thọ).

(Ảnh: Nguyễn Thị Dung).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.