182
183
lực sĩ, vệ quân Thiên Võ, Thánh Uy đều gắn “cánh phượng bằng vàng”,
một vật trang sức tựa cánh chim gắn ở hai bên tai mũ, phỏng theo loại
mũ Phượng Xí (cánh phượng) có từ thời Đường và thịnh hành vào thời
Minh tại Trung Quốc. Vào thời vua Tương Dực, từng xảy ra vụ việc Đô
lực sĩ hồ Bả phải chịu tội chết vì đã bẻ hai cánh phượng vàng giấu đi dù
trước đó ông đã giết giặc lập công
(1)
. ngoài ra, loại cánh phượng bằng
vàng dành riêng cho vệ quân Thiên Võ và Thánh Uy còn được quết ra
ngoài một lớp sơn đỏ, gọi là “kim hồng phượng xí”, chúng ta hiện còn có
thể thấy sự hiện diện của loại cánh phượng này qua tranh Kim Cương
có niên đại thế kỷ XVIII.
Tranh Kim Cương thời Lê Trung Hưng (Tranh cổ Việt Nam); Mũ
Phượng xí (Tam tài đồ hội); Phù điêu tại mộ Phùng Huy cuối thời
Đường (mingyiguan).
Phụ khảo
TRAng PhỤC nhÀ MẠC (1527-1592)
Với sự cai trị của các ông “vua quỷ” Lê Uy Mục và “vua lợn” Lê
Tương Dực, nhà Lê sơ sụp đổ sau 100 năm trị vì. Tháng 6 năm 1527,
1. (Việt) Toàn thư. Năm 1511. Nguyên văn: 斬胡把於延興坊,先是都力士胡把擊賊去回,折金鳳趐藏
之及賊平斬之
Từ sau năm 1437, cùng với cải cách trang phục của hoàng đế và bá quan,
trang phục quân đội triều Lê cũng xuất hiện một số quy chế áo mũ, giáp
Trụ mới.
năm 1469 và năm 1470, vua Lê Thánh Tông hạ lệnh cấm dân gian
chế tạo và buôn bán các loại nón dùng trong quân đội như nón màu
trắng ngà (phấn bạch sắc lạp), nón da (bì lạp), nón Thủy ma, nón sơn
son (chu tất lạp), trong đó nón Thủy ma, nón sơn son là của thân quân
túc trực bảo vệ cấm cung (túc vệ)
(1)
. như vậy vào thời Lê sơ, nón là loại
quân trang được sử dụng khá rộng rãi, tương tự diện mạo quân trang
thời nguyễn về sau.
Theo quy chế năm 1500 thời vua Lê hiến Tông, quan võ tứ, ngũ
phẩm đội nón bạc, quan võ lục phẩm trở xuống đội nón son. năm 1509,
vua Uy Mục “lấy Nguyễn Tông làm Phi võ ty Đô phi Võ lực sĩ nội sứ túc
trực ở cung Đoan Khang đội mũ bạc, cánh phượng bằng vàng, đuôi hồng
mao như Đô lực sĩ túc trực ở điện Kim Quang; lấy Nguyễn Công Luận làm
Phi võ ty Phi võ lực sĩ nội sứ, đội mũ Thủy ngân,
đuôi hồng mao. Đặt chức ngự tượng giám và
ngự mã giám. Ngự tượng đới đao nội sứ đội mũ
Thủy ngân, hoa quỳ vàng. Ngự mã đội mũ Thủy
ngân, hoa quỳ đỏ.”
(2)
năm 1510, vua Tương
Dực lên ngôi, “hạ chiếu đặt hai vệ quân Thiên
Võ và Thánh Uy, chức ở trên vệ Cẩm y và Kim
ngô, kiểu mũ dùng mũ son có cánh phượng đỏ
bằng vàng.”
(3)
Theo ghi chép trên, vệ sĩ, võ sĩ,
đô lực sĩ ở các vệ cấm quân đều đội mũ bạc, có
thể có những trang sức như ngù lông đỏ, hoa
quỳ vàng, hoa quỳ đỏ gắn trên trán và tai mũ.
Riêng kiểu mũ của Đô lực sĩ và Phi võ ty Phi võ
1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 四月初九,禁造賣粉白色笠。又十二月,禁市肆民間賣水磨笠、朱漆
笠。上諭天下官員百姓等:甲胄之属,所以壮軍容。如水磨笠、朱漆笠,乃親軍所戴以宿衛。今市
肆民間多有鬻賣,宜禁止之。又1470年春正月禁假造皮笠
2. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 是時,新置内臣,有飛武司力士内使,以阮鑁爲飛武司飛武力士内使
直端康宫如都力士直金光殿,著銀帽,金鳳趐,有紅毛尾。以阮公論爲飛武司飛武力士内使,著水
銀帽,有紅尾, 設御象監、御馬監,御象帶刀内使著水銀帽畫金葵花,御馬著水銀帽紅葵花
3. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 四月,詔置天武、聖威二衛,在錦衣、金吾之上,其制帽樣用朱帽,
有金紅鳳趐
. Kim phượng xí, kim hồng phượng xí được dịch là “cánh mũ thêu phượng vàng”, “cánh nạm
vàng, thêu phượng đỏ”, đều không chính xác.
Tượng thời Lê sơ mặc Giáp
Trụ (Bảo tàng Mỹ thuật).