một quy trình. Hơn nữa, việc làm này tạo ra một loạt “thắng lợi nho nhỏ”, vì vậy, đến thời
điểm tôi bắt đầu viết thì tôi đã cảm thấy tràn đầy năng lượng rồi và sẵn sàng viết ra những câu
chuyện tinh tế.
Một ứng dụng khác của thói quen này là tạo ra một chiến lược khoá thời gian giống như thủ
thuật Pomodoro. Chúng ta đều có những việc na ná nhau, nhưng đòi hỏi những kiểu hành động
khác nhau. Chúng ta không nhất thiết phải dành toàn bộ thời gian cho chúng. Một giải pháp đơn
giản hơn là ghép chúng lại với nhau thành một quy trình nhiều bước. Ví dụ, ngày nào tôi cũng
làm theo “quy trình giao tiếp” sau:
1. Xem qua mọi tài khoản e-mail và giải quyết từng tin nhắn một.
2. Xếp lịch cho các công việc và cuộc gặp phát sinh từ e-mail.
3. Trả lời ý kiến trên hai trang blog của tôi.
4. Vào mạng xã hội (Google+, Twitter và Facebook); trả lời mọi tin nhắn trực tiếp, tạo ra
những mẩu nội dung thú vị và tương tác với những người khác.
5. Kiểm tra tài khoản Elance để trả lời những dự án hiện tại đang thuê ngoài.
Phương thức ghép những hoạt động nhỏ có một số hiệu ứng tích cực. Đầu tiên, bạn sẽ hoàn
thành được những công việc nhỏ cần được thực hiện hằng ngày. Tiếp đó, bạn sẽ không bị lãng
phí thời gian nhờ quản lý thời gian một cách chặt chẽ. Cuối cùng, bạn sẽ có nhiều thời gian
rảnh rỗi hơn để dành cho những dự án giúp bạn đạt được 80% thành quả.
Áp dụng thói quen
Một lần nữa, cách tốt nhất để áp dụng thói quen này là luôn nghĩ đến việc dùng quy trình đối
với những việc làm hằng ngày, nhỏ nhặt, nhưng quan trọng. Dưới đây là cách để làm được điều
đó:
1. Xác định những công việc nhỏ tương đồng về hành động và kết quả.
2. Nhóm chúng lại một cách logic.