Hạng [B]: Hãng không phải chịu trách nhiệm trên mặt pháp luật, tập
quán thương mãi hay đạo nghĩa, nhưng để tránh tiếng xấu cho tiệm bách
hóa xứng cho từng trường hợp.
Hạng [C]: Rõ ràng là lỗi của khách hàng. Chúng tôi giải thích cho họ
hiểu mà rút lại.
Thế thì, về thư than phiền mà cô đã gửi đến hôm trước, chúng tôi đã
thận trọng kiểm thảo và đi đến kết luận rằng: than phiền của cô có tính cách
đáng để phân loại vào hạng [C]. Lý do là, xin cô nghe kỹ giùm cho:
[1] Ðĩa nhạc đã mua rồi mà [2] đã qua mất hơn một tuần lễ và [3] biên
lai lại chẳng có, thì không làm sao mà đổi lấy đĩa khác được. Trên khắp thế
giới nầy, có đi đến đâu, cũng không làm sao mà đổi lấy đĩa khác được.
Cô có hiểu cho điều tôi nói không?
Như thế là, phần giải thích sự tình của tôi đến đây là chấm dứt.
Than phiền của cô đã bị từ khước.
Thế nhưng, đặt quan điểm nghề nghiệp sang một bên -thật tình thì tôi
vẫn hay xa rời quan điểm ấy- cá nhân tôi đối với than phiền của cô -chuyện
đã lẫn lộn đĩa nhạc Brahms với Mahler mà mua nhầm- thì tôi thông cảm từ
đáy lòng. Ðây là sự thật, không dối trá gì đâu. Chính vì thế mà thay vì chỉ
gửi thông báo lạnh lùng nghiệp vụ thường lệ, tôi gửi đến cô thông báo theo
cách nầy, trong ý nghĩa nào đó, có phần thân mật hơn.
Nói thật với cô, suốt tuần nay, tôi đã rất nhiều lần định viết thư cho cô.
Rằng xin lỗi cô, theo lề lối thương nghiệp, chúng tôi không thể đổi đĩa nhạc
ấy cho cô được, thế nhưng bức thư của cô có chút gì đấy đã đánh động lòng
tôi, do đó, cá nhân tôi... vân vân... vân vân, loại thư như thế. Vậy mà không
làm sao viết ra cho hay được. Chắc chắn không phải là vì tôi khổ sở chuyện
viết ra văn chương, mà vì khi định viết thư cho cô thì lời văn không sao