- Không. Điều đó dễ thôi. Thủ phạm đã tính toán kỹ, có khi còn tự tạo cho
mình một chứng cứ ngoại phạm không thể chối cãi.
- Tuy nhiên, rất có thể có người đã trông thấy. Một nhân chứng vô tình đi
qua, một đứa trẻ…
- Vào giờ khuya khoắt ấy, lại gần quán rượu? Khó tin, ông Poirot ạ.
- Một đứa trẻ – Poirot tiếp tục nhấn mạnh – vẫn ghi nhớ cảnh ấy hàng năm
trời. Một bé gái sau khi đến chơi nhà bạn, trên đường trở về nhà, đã chứng
kiến vụ án. Em bé được hàng rào che khuất, nên không ai biết.
- Ông quả có trí tưởng tượng! Cứ như trong tiểu thuyết.
- Không hẳn thế. Trẻ con chứng kiến nhiều điều mà người lớn không ngờ.
- Nhưng, nếu thế thì khi về nhà, nó phải kể cho bố mẹ!
- Không nhất thiết! Tôi đã kinh nghiệm, trẻ con có nhiều bí mật không nói
với bố mẹ.
- Xin phép được hỏi, có cái gì làm ông quan tâm đến vụ Ferrier?
- Tôi không biết anh ta, nhưng anh ta mới chết thời gian gần đây, điều đó
đáng để tôi chú ý.
Fullerton sẵn giọng:
- Ông Poirot, thật lòng mà nói, tôi không rõ vì sao ông đến tìm tôi, và ông
quan tâm cái gì. Chả lẽ ông lại thấy cái chết của Joyce và cái chết của
Lesley Ferrei có liên quan với nhau?
- Nghề của tôi là phải nghi ngờ mọi thứ, thu thập mọi chi tiết có thể.
- Xin lỗi, nhưng khi nói án mạng, thì phải có chứng cớ.
- Chắc ông đã nghe nói là Joyce tuyên bố mình đã chứng kiến một vụ án
mạng?
- Ở một nơi như đây, điều gì mà chẳng biết, cái gì mà chẳng nghe. Tuy
nhiên lời đồn đại thường sai lầm, do đó không có giá trị.
- Ông nói có phần đúng. Song Joyce đã mười ba tuổi, hồi lên chín chẳng
hạn, có thể chứng kiến một vụ đụng xe hơi, một cuộc cãi vã, đánh nhau,
thậm chí giận dỗi của một cặp tình nhân – sự kiện đó in hằn vào ký ức, và
em ngần ngại không kể với bố mẹ, sợ những điều mình mục kích chưa chắc
chắn lắm. Thậm chí em đã quên phứt nó trong nhiều năm, cho đến một
hôm, do một lời nào của ai, một trường hợp tình cờ nào đó, khiến em nhớ