– Mỗi đền thờ Ai Cập cổ đại đều có một người hầu Ka. Trong thế giới cái
chết, họ chịu trách nhiệm giúp đỡ linh hồn – tiếng Ai Cập gọi là Ka – của
những người bước vào đền. Nhưng ông chưa bao giờ nghe nói đến một
người Ý đảm nhận công việc đó. Đặc biệt là người mà, qua kiểu áo sơ mi và
cà vạt ông ấy đang mặc, có vẻ chỉ mới chết trong một nháy mắt.
Leo cho biết:
– Thật ra tôi là người Hy Lạp. Từ Cyprus. Nhưng ngài đã nói đúng về
những điều khác, thưa ngài. Tôi chỉ mới chết từ năm 1872.
John có chút ngạc nhiên về người đàn ông nhỏ con. Leo Politi nhìn không
có gì giống một hồn ma, dù ông chính là như vậy.
Ông Rakshasas hỏi:
– Nếu anh không ngại, tôi có thể hỏi tại sao một người chỉ mới chết trong
chưa đầy một trăm năm mươi năm lại có thể trở thành người hầu Ka của một
ngôi đền hai ngàn năm tuổi hay không?
Leo trả lời:
– Tôi đã đến Ai Cập để thương lượng về một hợp đồng cung cấp bánh
ngọt Thổ Nhĩ Kì
cho hoàng gia Ai Cập. Vào ngày nghỉ, tôi đã đến thăm
ngôi đền này và, trong một phút bốc đồng, giống như những người khách
khác đã làm trước tôi, tôi đã khắc tên mình lên tường. Ở ngay đây. Thấy
không?
Leo chỉ vào một điểm trên bức tường ngôi đền, nơi John và ông
Rakshasas vẫn còn thấy rõ cái tên POLITI.
– Nhưng để làm điều này, tôi đã xóa mất chữ tượng hình của tên một vị
tư tế Ai Cập quan trọng, người vốn là người hầu Ka ban đầu của ngôi đền
này. Vì thế, tôi đã tự ghi tên mình vào bản án vĩnh viễn thế chỗ cho ông ấy.
Sau đó không bao lâu, tôi bị một con muỗi cắn, chết đi, và phát hiện mình ở
đây. Tôi đã ở ngôi đền này suốt từ lúc đó. Khi nó vẫn còn ở Ai Cập, mọi
chuyện không đến nỗi tệ. Nhưng từ khi ngôi đền được tặng cho người Mĩ,
mọi thứ trở nên quá tĩnh mịch. Không có người chết mới nào để tôi hướng
dẫn. Chỉ có du khách. Hai ngài là người chết đầu tiên tôi gặp được trong