gia phong “nông thiền đều quan trọng như nhau”, nhưng do địa
thế cao, hoa màu không dễ sinh trưởng chỉ có khoai lang dễ sống
nên các sư thường phải ăn khoai lang qua ngày. Hòa thượng Hư
Vân, lúc đó đã một trăm mười bảy tuổi, cháo loãng và rau ông ăn
thường ngày đều lấy từ căn lều lớn, giống hệt với thức ăn của mọi
người. Nếu không có khách, ông không bao giờ thêm một món ăn
nào.
Có lần, hai đệ tử ăn cháo ở chỗ ông, ăn phải vỏ khoai lang, do
cất trữ lâu ngày trong hầm ngầm, nên vừa đắng vừa chát, liền
nhổ ra để trên bàn. Hòa thượng nhìn thấy không nói một lời, đợi
mọi người đều ăn xong, ông lẳng lặng nhặt những vỏ khoai lang
ấy lên, bỏ vào miệng chậm rãi ăn hết. Từ đó, các đệ tử không dám
không ăn vỏ khoai lang nữa.
Sau chuyện này, các đệ tử hỏi hòa thượng: “Thầy đã lớn tuổi
như vậy rồi, trong khi những vỏ khoai lang ấy rất đắng! Sao thầy
vẫn ăn nổi chứ?” Hòa thượng thở dài, nhắc nhở với ngôn từ chân
thành, tình ý sâu xa: “Những thứ này là lương thực đấy! Chỉ cần
ăn được thì không thể lãng phí.”
Bất kể xuân thu đông hạ, Hòa thượng Hư Vân quanh năm mặc
một chiếc áo cà sa, mùa đông thêm một chiếc áo bông ở bên trong
mùa hè bên trong chỉ mặc một chiếc áo mỏng.
Chiếc chiếu ông ngủ bị rách, liền bảo người dùng vải vá lại giúp
ông. Không lâu sau, chiếc chiếu đó lại rách đúng chỗ ấy, thấy
không còn cách nào vá lại, mọi người khuyên ông đổi chiếc chiếu
mới, không ngờ nghe xong, ông lớn tiếng mắng: “Tốt phúc quá
nhỉ! Muốn hưởng thụ việc thường xuyên nằm trên một chiếc
chiếu mới.”
Về mặt này, Đại sư Ấn Quang - Tổ sư đời thứ mười ba của Tịnh
thổ tông
có chỗ giống nhau khiến người ta kinh ngạc. Đại sư mỗi
bữa chỉ hạn chế một đĩa rau một bát cơm, ăn đến trong bát không