R
sót một hạt cơm, lại dùng nước đun sôi tráng qua uống sạch. Một
chiếc áo dài của ông được mặc suốt hai mươi năm, một sợi dây
thừng để buộc hành lý được dùng năm mươi năm. Nếu là giấy có
chữ, ông nhất định trước tiên cắt đi chỗ có chữ, chỗ không chữ
dùng vào việc khác. Sau khi nhận được thư, ông lật trái phong bì,
dán lại để sau này lại dùng. Từ đó, ta có thể thấy rõ sự tiếc phúc
của Đại sư Ấn Quang.
Các bậc Tổ sư Đại đức như Hòa thượng Hư Vân, Đại sư Ấn
Quang còn không dám tùy ý lãng phí, phí phạm của trời, huống
chi người bình thường như chúng ta?
Đời người biết phúc càng phải tiếc phúc. Một người. hiểu được
hàm nghĩa của hạnh phúc sẽ trân trọng mọi thứ hiện có, không
những khiến dòng nước nhỏ chảy xa, mà còn tìm được phương
pháp chính xác tăng thu giảm chi để hạnh phúc tiếp tục phát
triển, trở nên lâu dài hơn chứ không phải trong thoáng chốc đã
dùng hết cái phúc.
Tùy Hỉ Sinh Trưởng
ất nhiều năm trước, tôi từng đọc
Hạt cải dầu
của nhà
văn Đài Loan Liêu Huy Anh. Bà dùng góc nhìn riêng có
của phái nữ đối mặt với hoàn cảnh sinh tồn khó khăn của những
nhân vật dưới đáy xã hội, khiến người ta có ấn tượng sâu sắc.
Trong tiểu thuyết, người Mẫn Nam
dùng “hạt cải dầu” để ví với
số phận của phụ nữ vùng này, ý chỉ trong cơ thể nhỏ bé yếu đuối
của họ ẩn giấu sức sống mạnh mẽ, giống như hạt hoa cải dầu bay
theo gió, rơi đến mảnh đất nào thì mọc lên ở đấy.