Hầu hết mọi người đều cho rằng thứ không có được vĩnh viễn
là tốt nhất, càng không có được càng muốn có được. Tâm lý học
gọi điều này là “hiệu ứng Zeigarnik”
. Sở dĩ Tiểu Tụng không nỡ
rời khỏi quá khứ, đối với anh ấy nhớ mãi không quên, chính là bắt
nguồn từ mối tình dang dở đó.
Bởi vì “hoa chưa nở hết, trăng chưa tròn”, cho nên chúng mới
đẹp đẽ lạ thường.
Nếu năm xưa họ chung sống, có lẽ từ lâu đã vì ngày ngày ở bên
nhau mà lòng sinh chán ngán, thậm chí sẽ vì chướng mắt với thói
quen sinh hoạt của đối phương mà đường ai nấy đi.
Những mộng tưởng tình yêu chưa kịp hoàn thành đó giống
như từng cây từng cây gai, nhiều lần đâm đau nhói ký ức. Đau đến
cuối cùng. Tiểu Tụng đã muốn thôi mà không được, định vĩnh
viễn đóng khung quang cảnh ở tuổi hai mươi tư, nhất định phải
đọ sức với hạnh phúc của mình, dù cho bỏ lỡ người trước mắt.
Bươm bướm mến mộ ánh sáng của đèn dầu, lao về phía đốm
lửa ấy, kết quả lại rơi vào trong dầu. Trong môn học tình yêu này,
có thể nói cô đã sai lầm.
Tâm bệnh dạng này phải làm thế nào? Thật ra nói khó thì khó
như lên trời, nói dễ thì dễ dàng tan thành mây khói. Tôi có người
bạn đã ghi lại một câu chuyện Một cô gái gặp lại mối tình đầu mà
đến nằm mơ cũng mong mỏi.
Tuy nhiên, lúc đó cô không nhận ra anh.
Người đàn ông có cuộc sống an nhàn, từ cậu thanh niên gầy gò
trở thành người trung niên phát tướng, mặt mày ngán ngẩm nhìn
con trẻ ôn ào, và bà vợ say mê với việc mua túi xách, dạo phố.
Ngược lại, người đàn ông đó đã nhận ra cô gái. Nỗi khó xử vào
khoảnh khắc ấy khiến tất thảy ảo tưởng của cô gái này đều tan
biến.