liền cười hỏi: “Các bạn đều là phóng viên và nhà văn phải không?”
Xem ra ông ta đứng bên cạnh nghe một lát, trong lòng đã biết rõ.
Chúng tôi liền thoải mái thừa nhận. Lúc này chủ quán vui
mừng ra mặt, bắt đầu khoe khoang tay nghề của đầu bếp nhà
mình và hỏi chúng tôi: “Có muốn nếm thử rau dại theo mùa
không?” Chúng tôi hứng lên, đồng thanh: “Được thôi!”
Không mất bao lâu, trà có màu như hổ phách, hoa cúc rán giòn
vàng óng, đọt liễu hấp muối xanh biếc tươi rói, trứng gà xào
hương xuân đang mùa, còn có đọt kỷ tử xào chay đã được dọn lên.
Một bàn rau dại thế này, so với thịt cá, càng thêm phong vị độc
đáo.
Đúng ra chủ quán nói, ông ta mời. Nhưng chúng tôi không
muốn ăn chùa, dùng bữa xong vẫn thanh toán theo hóa đơn, chỉ
để chủ quán ưu đãi một chút, giảm 10%.
Sau khi về nhà, người bạn đó của tôi có hứng, bèn viết một bài
tản văn đăng trên báo Đô thị địa phương hết lời khen ngợi bữa
tiệc rau dại tình cờ gặp được này.
Một thời gian sau chúng tôi lại đi ngang qua quán ăn ấy, kinh
ngạc phát hiện, bản phóng lớn của bài báo được treo trên tường.
Tiêu đề và bài văn đó chính là do người bạn nhà văn của tôi viết.
Đây là đang dùng văn chương để quảng cáo!
Từ xưa đến nay, những thứ đem ra sử dụng vào mục đích
thương mại nên trả thù lao. Cho dù là người xưa, cũng yêu cầu
nhuận bút. Từ Hàn Dũ
thời Đường đến Viên Mai
thời Thanh, đều
như thế. Đây rõ ràng là cố ý hưởng ké hào quang văn chương của
người nổi tiếng mà.
Chúng tôi kể sự việc này cho người bạn ấy biết và hỏi: “Có cần
bọn tớ giúp đi hỏi chủ quán không? Kết quả anh nói: “Việc gì phải
sợ bị hưởng ké hào quang chứ, nếu quán cảm thấy hay thì cứ để