T
Lại có một lần, pháp sư Hoằng Nhất ra ngoài vân du, khi đến
một ngôi chùa xin ngủ lại, vì hai bàn tay trắng lại đi một mình
nên ông bị vị sư tiếp khách từ chối, nhưng ông không giận không
oán, lập tức rời đi như chẳng có chuyện gì.
Sau đó, trụ trì biết được, vội vàng cử người đuổi theo, khua
chuông gióng trống mời pháp sư Hoằng Nhất về. Đối với việc này,
pháp sư Hoằng Nhất không kiêu ngạo cũng không tự ti, xử sự
thản nhiên.
Có thể thấy, gặp sao yên vậy là một thái độ nhân sinh ôn hòa,
cũng là một bài thuốc hay về xử thế lạc quan. Trong mắt pháp sư
Hoằng Nhất, bất kể là vị mặn hay vị nhạt, là cung kính hay khinh
nhờn, tất cả đều không có gì khác biệt. Đối mặt với bất cứ hoàn
cảnh sống nào, tiếp nhận hết thảy thì sẽ không có lòng phân biệt.
Đứng trước vinh nhục được mất, chúng ta nên học cách chọn
lấy cái tĩnh trong cái động, gặp biến cố không kinh sợ. Có thể sở
hữu tất nhiên rất tốt, mất đi cũng chẳng có gì phải sợ, bất kể mùi
vị của số phận là gì, biện pháp thông minh nhất chính là chấp
nhận sự an bài trước đã. Đừng quản mặn nhạt, đối diện nó bằng
cái tâm ôn hòa, thưởng thức nó bằng tấm lòng cảm ơn.
Việc Gì Phải Sợ Bị Hưởng Ké Hào
Quang
ôi có người bạn rất thích nếm các loại món ngon, sau
khi ăn còn viết một số bình luận về ẩm thực. Có lần
chúng tôi cùng ra ngoại ô du xuân. Chủ quán nghe chúng tôi nói
chuyện trên trời dưới bể, đoán được nghề nghiệp của chúng tôi,