NGÀY XƯA CÓ MỘT CON BÒ... - Trang 25


25

Những câu nói như “Tre già khó uốn” hay như “Ngựa quen đường cũ” đã

truyền bá hai ý kiến sai lầm và ngớ ngẩn. Câu thứ nhất hàm nghĩa, và có lẽ muốn
chúng ta tin rằng, khi đạt đến một độ tuổi nhất định nào đó, chúng ta không thể
học thêm được gì nữa - rõ ràng đây chính là một con bò cho bạn! Câu thứ hai hàm
nghĩa có những thói quen hay hành vi mà chúng ta không bao giờ thay đổi được.

Những tư tưởng như vậy không chỉ khiến chúng ta cảm thấy bất lực mà

còn bịt mắt chúng ta trước khả năng chúng ta có thể thay đổi, học hỏi và chấp
nhận theo hướng tích cực. Chúng ta ngây ngô cho rằng nếu những học giả, những
nhà truyền giáp, hay bố mẹ chúng ta thường xuyên lặp lãi những châm ngôn này,
ắt hẳn chúng phải đúng, hoặc ít ra chúng cũng phải chưa đựng một khuôn vàng
thước ngọc nào đó như một lời khuyên tốt. Thế nhưng, lý do thông thường mà
những lời nó này trở nên phổ biến lại nằm ở chỗ chúng chính là những con bò
được nhiều người đồng chấp nhận.

Chẳng hạn, hãy đọc qua những thành ngữ nổi tiếng sau đây xem chúng thật

sự có giá trị hay chẳng qua chúng cũng chỉ là những lời bao biện phải lúc.

1.

Làm ơn mắc oán

2.

Ma quen hơn quỉ lạ

3.

Có tiền mới đẻ ra tiền

4.

Trèo cao té đau

5.

Tốt mã rã đám

6.

Cẩn tắc vô ưu

Hãy suy nghĩ kỹ hơn về một vài câu thành ngữ trên để đánh giá ý nghĩa

thực sự của nó và những gì bạn phải trả giá nếu bạn làm theo. Ví dụ như hãy nghĩ
đến sự ngớ ngẩn nếu bạn tin rằng làm việc tốt chẳng những không được thưởng
mà còn mang họa vào thân. Đúng thật là triết lý hoài nghi của cuộc sống!

Hay bạn hãy nghĩ xem điều sau đây nghịch lý như thế nào nếu bạn từ chối

cơ hội việc làm mới để ở lại với cái công việc mà bạn đã ngán đến tận cổ và bạn
cũng chẳng gặt hái được gì chỉ vì bạn nghĩ rằng “Ma quen hơn quỉ lạ”. Ấy vậy
mà nhiều người lại chọn làm theo câu châm ngôn này chỉ vì giá trị bề mặt của nó
mà không hề biết rằng thông qua sự lựa chọn đó, họ đã chấp nhận thiệt thời hơn
rất nhiều so với những gì họ đáng được nhận.

Câu này thì sao: “Có tiền mới đẻ ra tiền”? Hãy đánh giá xem câu châm

ngôn này thật sự chính xác đến đâu. Tôi chắc chắn đã nhận thấy điều này từ những
“doanh nhân trong tư tưởng”, những người muốn trở thành doanh nhân nhưng lại
không làm gì cả mà chỉ biện hộ cho bản thân qua sự trợ giúp của “lời khuyên
khôn ngoan” này. Một doanh nhân thật sự sẽ cho bạn biết tư tưởng này hoàn toàn
sau lầm. Hết lần này rồi lần khác, sự thành công của những người có chí lớn đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.