24
Shakespeare đã hiểu điều này hơn ai hết và đưa ra nguyên do thực sự để
tránh không dùng đến những lời bào chữa, ông nói: “Thường xuyên biện bạch
cho một lỗi lẫm chỉ làm cho lỗi lẫm đó thêm trầm trọng hơn”.
Ví dụ nếu bạn thường xuyên dùng đi dùng lại lời biện bạch cũ xì “Tôi
chẳng rảnh được chút nào cả” để bào chữa cho việc bạn đã không làm điều cần
phải làm, rồi cũng đến lúc bạn sẽ nhận ra rằng mình đã mất quyền làm chủ thời
gian và cuộc sống của chính mình. Bạn bắt đầu một cuộc sống đối phó thụ động,
nhảy chồm chồm từ chuyện khẩn cấp này sang chuyện vội vã khác, chẳng còn
chút thời gian rảnh nào dành cho những việc thật sự có ý nghĩa trong cuộc đời
mình. Mỗi lần bạn đưa ra lời biện bạch, hiệu lực của nó sẽ lớn hơn, và quen thuộc
hơn. Cuối cùng đến một lúc nào đó, nó sẽ trở thành hiện thực của bạn. Thật ra
những lời biện bạch là con đường dễ nhất để không phải đối mặt với kẻ thù tồi tệ
nhất của thành công: sự tầm thường.
Cũng như vậy, lặp đi lặp lại và tái đi tái lại việc xác nhận một số niềm tin
và ý kiến nhất định sẽ cản trở chúng ta hành động, và rồi chúng ta sẽ trở nên ù lì
lâu dài. Một cách vô thức, chúng ta lặp lại những ý kiến mang những tác động
tiêu cực vào cuộc sống của chính mình mà không quan tâm xem trong đó có chút
sự thật nào chăng.
Khi có cơ hội nhìn lại và đặt câu hỏi với những tư tưởng, ý kiến này, chúng
ta nhận thấy trong số đó có những điều hoàn toàn sai lầm mà vẫn không bị phản
đối. Và những ý tưởng khác thì chẳng qua cũng chỉ là những lời bình phẩm thiếu
chính xác mà chúng ta đã nghe được từ người khác. Rất nhiều ý tưởng đã trở
thành những lời quen thuộc do truyền miệng từ người này đến người kia, nhưng
chẳng hơn gì những lời nó dối trá được ngụy trang dưới những lớp sự kiện nào
đó tưởng như là thật.
Vì vậy, hãy quên những lời thanh minh thanh nga đi!
Bạn bè của bạn chẳng cần đến chúng đâu, còn kẻ thù cũng chẳng tin.
Người Ta Nói Rằng…
Khi được nhiều người chia sẻ và được lặp đi lặp lại đủ nhiều, những lời
biện bạch trở thành thứ được chấp nhận một cách bình thường, như một dạng lời
khuyên uyên bác. Theo thời gian, nó được tạo thành khuôn mẫu và chuyển dạng
thành những câu cách ngôn có vẻ sắc sảo và thâm thúy, được cho là đúng và được
nhìn nhận như những công thức không thể sai của sự khôn khéo. Tuy nhiên, trong
thực tế, rất nhiều những cách ngôn như thế chẳng qua chỉ là những ý kiến sai lầm
kiềm hãm chúng ta tiến lên.