NGÀY XƯA CÓ MỘT CON BÒ... - Trang 34


34

Nhiều người sợ những gì mới mẻ hoặc những thứ họ không biết. Đôi khi

nỗi sợ những điều còn xa lạ này ngăn cản họ tìm thấy những niềm vui mới thậm
chí trong những điều nhỏ nhặt nhất. Chúng ta thường không nếm thử món ăn lạ,
hoặc tìm hiểu những nền văn hoá khác, hoặc thử những sở thích khác. “An toàn
là trên hết” đã trở thành một lối sống và thu hẹp khả năng tiến bộ của chúng ta,
đồng thời tạo ra những nỗi lo sợ phi lý.

“Tốt hơn là chỉ nên bám vào những gì mình biết”, “Coi chừng chữa lợn

lành thành lợn què”, hay như câu mà tôi đã đề cập ở trên, “Ma quen hơn quỉ lạ”.
Tất cả đều làm chúng ta nản lòng không còn muốn bước ra khỏi khu vực an toàn
nhàn hạ của mình nữa. Nhưng sự thật là tính an toàn và bảo đảm hiển nhiên của
những điều đã biết sẽ có thể ngăn cản chúng ta tạo những thay đổi quan trọng
trong sự nghiệp, vốn đã quá chậm trễ, hoặc ngăn cản ta rời bỏ những mối quan
hệ lừa lọc vì sợ lâm vào những hoàn cảnh còn bi đát hơn thế nữa.

Charles Dubois, Hannes, một giám đốc doanh nghiệp quốc tế, đã viết cho

tôi: “Hẳn vậy… điều quan trọng là bất cứ lúc nào cái hiện tại cũng có thể hy sinh
để đạt được cái bạn mong muốn. Nghe có vẻ dễ dàng và hiển nhiên, tuy nhiên
việc thực hiện điều này trong những tình huống nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống
của chúng ta lại thường rất khó khăn. Trong thế giới làm ăn, chúng ta cần phải
biết thích nghi với những thử thách mới trong công việc hàng ngày. Cũng như
những nhà quản lý khác, tôi nhận thấy những người trong đội ngũ của tôi thường
khó chấp nhận sự thay đổi. Ta vẫn nghe họ nói ‘Chúng ta vẫn thường làm vậy
mà. Việc gì bây giờ lại thay đổi?”, “Nếu nó không hư thì khỏi sửa”. Nhưng sự
thật là nếu chúng ta không chấp nhận thay đổi như một phần của đẳng thức, nếu
chúng ta không tiến lên và thích nghi, chúng ta có nguy cơ bị lỗi thời. Khi sẵn
sàng loại bỏ những con bò trong tổ chức của mình, chúng ta sẽ nhận ra rằng hầu
hết các nỗi lo sợ đó đều là chuyện dở hơi”.

Bài học là gì? Chúng ta cần đặt ra câu hỏi liệu những nỗi sợ, những âu lo,

và những bấp bênh mà chúng ta gặp có phải là kết quả của những niềm tin sai
lầm mà chúng ta tạo ra trong cuộc sống. Bạn không nên chấp nhận những hạn chế
trước khi tự hỏi liệu đó có thật là hạn chế hay không. Hãy nhớ rằng bạn luôn luôn
là những gì bạn tự gán cho mình. Nếu tin mình sẽ thành công, bạn rất có thể sẽ
thành công. Nếu tin mình sẽ thất bại, thật sự bạn đã thất bại rồi. Tất cả tuỳ thuộc
vào quyết định của bạn.

Khi bạn nhất định thoả hiệp

Thông thường, nếu chúng ta có thể bênh vực hay bào chữa cho một thói

quen xấu hoặc một thái độ kém cỏi của mình, có lẽ chúng ta chẳng cần phải thay
đổi nó làm gì. Lý do cũng thật đơn giản. Nếu ta có thể xem chúng là “chuyện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.