NGÀY XƯA CÓ MỘT CON BÒ... - Trang 35


35

đương nhiên” hoặc “ngoài tầm kiểm soát”, thì chẳng cần thiết phải sửa chữa.
Chung quy cũng giống như nói “Nếu nó không hư,…”

Người ta viện nhiều lời bào chữa để lý giải cho tình hình sức khoẻ kém của

mình, cho các mối quan hệ tệ hại, hoặc cho các kỹ năng nuôi nấng con cái quá sơ
sài. Chúng ta khó chịu, nhưng lại chẳng hề làm gì để cải thiện tình hình. Thay vào
đó, chúng ta lại đi tìm kiếm lời biện bạch để giải thích vì sao mình không thể làm
gì.

“Ước gì tôi có thể chăm chút cho bản thân mình hơn, nhưng tôi bận quá.”

“Đi bệnh viện quá tốn tiền.” “Tôi chẳng tin vào các ông bác sĩ.” Có vẻ những lời
này đủ trở thành lý do cho những ai muốn khoả lấp tình trạng sức khoẻ èo uột của
mình.

Chuyện ai cũng thấy được là chẳng có lời biện bạch nào trong số đó có thể

làm tiêu tan hay thuyên giảm bệnh tật cho họ cả.

Những chuyện tương tự như vậy cũng thường xảy ra trong những khía cạnh

khác của cuộc sống. Chẳng hạn như lý lẽ sau đây thường được các ông bố, bà mẹ
sử dụng để hợp lý hoá vấn đề họ không thể ở bên con cái nhiều hơn: “Tôi mệt lả
khi về đến nhà. Ước gì tôi có thể ở bên con nhiều hơn, nhưng tôi làm việc nhiều
cũng chỉ để cho con cái có cuộc sống tốt đẹp hơn. Hy vọng là tụi nhỏ có thể nhận
thấy tôi yêu thương chúng nhiều như thế nào”. Nghe cũng hợp lý đấy chứ?

Vấn đề với hầu hết những con bò là đây. Lý lẽ nghe qua rất đáng tin và hợp

lý, đến nỗi chúng ta chẳng cần phải đặt dấu hỏi làm gì.

Đôi khi, trong lúc tôi cố gắng giúp các vị phụ huynh nhìn ra sự sai lầm nằm

sau ý tưởng này, họ thường đáp lại tôi với một con bò thậm chí còn to hơn: “Vấn
đề không phải là số lượng, mà là chất lượng thời gian tôi ở bên chúng”. Với con
này thì sao? Hợp lý đến nỗi chúng ta chẳng cần phải ở bên lũ con cái mình
thêm lâu làm gì. Dù sao, nếu bạn thật sự chấp nhận điều này, có lẽ bạn dễ dàng
tin rằng năm phút mà bạn dành cho con mỗi ngày là một khoảng “thời gian có
chất lượng”. Bạn có nhận ra mối nguy hiểm tiềm ẩn ở đây chưa? Sự thật là khoảng
thời gian chúng ta dành cho con cái cũng quan trọng như chất lượng của nó. Hơn
nữa, nếu phải chọn giữa chất lượng và số lượng, tôi sẽ chọn cái thứ hai.

Có những lĩnh vực mà chất lượng không thôi thì không đủ. Nếu nghi ngờ

về điều này, hãy tưởng tượng cảnh bạn đến nhà hàng với một người bạn. Cả hai
đều gọi beefsteak. Người phục vụ mang ra cho người kia một miếng thịt rõ to,
dày và mềm mại. Còn trên đĩa của bạn thì chỉ bằng khẩu phần của một đứa trẻ.
Và khi bạn phàn nàn về sự khác biệt này với người phục vụ - mà chắc chắn là bạn
sẽ phàn nàn, anh ta trả lời: “Ồ, thưa ông, lý do rất đơn giản: Miếng thịt dành cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.