NGÀY XƯA CÓ MỘT CON BÒ... - Trang 52


52

Họ giả định rằng trong những lĩnh vực khác, họ sẽ không thể làm tốt như

vậy được, và họ không phát triển những khả năng khác. Họ bắt đầu đưa ra các lời
lẽ biện bạch - các con bò; rồi tìm nguyên nhân - thêm nhiều con bò nữa, để giải
thích cho sự hạn chế trong khả năng của mình, và họ đưa ra các khẳng định như:

- Tôi luôn như vậy mà.
- Quên nó đi! Chúng tôi chẳng thấy chút cơ hội thành công nào trong

chuyện này cả.

- Tôi bẩm sinh đã không có năng khiếu trong chuyện này.
- Tôi cũng không có hình thể hoặc tài năng gì cô cần cho môn thể thao

đó.

- Anh cũng biết mà, tôi luôn dở tệ trong kinh doanh.
- Tính tôi không phù hợp với chuyện đó.

Do vậy, dù không cố ý, chúng ta cũng đã tạo nên các giới hạn làm ức chế

sự phát triển cá nhân và bịt mắt chính mình trước những tiềm năng không giới
hạn có thể được phát hiện trong mỗi chúng ta. Và vấn đề chẳng có gì liên quan
đến năng lực thể chất, gene di truyền, tính cách, hoặc cái mà chúng ta vẫn gọi là
tài năng thiên bẩm. Vấn đề thật sự nằm ở chương trình về tinh thần mà chúng ta
lưu trữ thông tin trong tiềm thức, và nó hoạt động như những cơ chế tự vệ giúp
chúng ta duy trì một hình ảnh lành mạnh.

Chẳng phải chúng ta tự thấy mình không có khả năng hay bất tài, nhưng

dường như chúng ta nghĩ rằng mình chỉ có thẻ giỏi ở một chuyên môn nào đó
thôi. Vì tin như vậy, chúng ta bỏ phí nhiều khả năng chúng ta sẵn có và chấp nhận
làm một phiên bản kém chất lượng hơn của chính mình.

Những sự khẳng định nghe có vẻ tích cực như “Đây thật sự là sở trường

của tôi” có thể củng cố hai tư tưởng nguy hiểm: một là “ít ra thì mình cũng giỏi
về điều gì đó,” và hai là “không ai có thể giỏi mọi thứ”.

Tuy nhiên, trong thực tế, tất cả chúng ta cũng đều có khả năng làm tốt trong

rất nhiều lãnh vực khác nhau. Thực ra, có lẽ chúng ta sở hữu nhiều tài năng và
năng khiếu tự nhiên hơn những gì ta tự thừa nhận, nhưng chúng ta không bao giờ
trải nghiệm những thứ đó cho đến khi chúng ta không loại bỏ con bò mang tên
“Đây mới thực sự là năng khiếu của tôi”.

Bạn Muốn Như Thế Nào, Bạn Sẽ Như Thế Đó

Một niềm tin sai lầm có thể là kết quả của những trải nghiệm đọng lại trong

ký ức mặc dù nó không còn giá trị với cuộc đời của bạn nữa. Theo Tiến sĩ C.R.
Snyder, giáo sư chuyên ngành tâm lý học lâm sàng tại Đại Học Kansas, trong
những năm đầu đến trường, khi các cô cậu bé bắt đầu lo lắng về những điều người
khác nghĩ về mình, chúng bắt đầu hóa giải sự chỉ trích bằng cách chối bỏ. Vì vậy
chúng bắt đầu đưa ra những lời biện hộ như là một cách để bảo vệ sĩ diện, và sử

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.