NGÀY XƯA CÓ MỘT CON BÒ... - Trang 53


53

dụng những lời biện giải như những chứng cớ ngoại phạm cho thành tích yếu kém
của mình.

Có lẽ vào năm bạn được 10 tuổi, ông thầy giáo lớp 5 của bạn đã yêu cầu

bạn bước lên trước lớp đọc một bài thơ cho cả lớp nghe. Dù sự trình bày của bạn
không đến nỗi quá tệ, thầy giáo vẫn phá lên cười và các bạn trong lớp thì chế giễu
bạn. Tất nhiên toàn bộ sự kiện này làm bạn cảm thấy hết sức khó chịu. Ngay lúc
đó, bạn quyết định: để không phải lâm vào những tình huống bi hài như vậy một
lần nào nữa, bạn sẽ không bao giờ đem thân ra làm trò cười cho người khác bằng
việc phát biểu trước đám đông như bạn vừa làm.

Sau nhiều năm được nuôi dưỡng, con bò này trưởng thành và mập mạp,

bạn đã chấp nhận một điều là mình không có năng khiếu nói trước đám đông. Bạn
kết luận rằng mình chẳng có tí năng khiếu nào cho việc đó. Dĩ nhiên, việc bạn
biết rằng mình không phải là người duy nhất bị đau khổ trong tình huống không
may ấy giúp bạn chịu đựng sự thất bại này: “Thật ra mình đâu phải là một tên
ngố,” bạn lý giải. “Nói trước công chúng là một trong những chuyện đâu phải ai
cũng làm được”.

Bây giờ, khi bạn đã 40, 50 tuổi, nếu ai đó trong công ty yêu cầu bạn phát

biểu tổng quan về công ty, hay trình bày khoảng 10 phút về những thành quả mà
bộ phận của bạn đang thực hiện, bạn sẽ lập tức trả lời: “Nè, nếu anh yêu cầu tôi
dàn dựng một buổi thuyết trình, tôi sẽ tập hợp thông tin, và in ấn, nhưng đừng
bảo tôi lên phát biểu trước tất cả những người đó (ngay cả khi chỉ với một nhóm
sáu người), vì tôi thừa biết mình chỉ tổ làm bể dĩa thôi”.

Mặc dù 30 năm qua, bạn chưa từng thử lại lần nào, nhưng bạn cứ cho rằng

ngày nay khả năng của bạn cũng không khác gì lúc bạn mới lên 10. Phi lý quá!

Bạn có nhận thấy rằng mình đã dễ dàng để cho một niềm tin phi lý chỉ đạo

việc gì bạn làm được hay không làm được?

Hãy nhớ rằng bất cứ niềm tin sai lầm nào mà chúng ta lưu trữ trong tiềm

thức lâu ngày và hợp thức hóa với những hành động của mình thì đó chính là một
dạng của tự kỷ ám thị. Theo thời gian, những kỳ vọng tiêu cực này trở thành
những điều được tiên đoán chính xác. Chính điều này ngăn cản người ta đi đến
thành công. Loại tự kỷ ám thị này nuôi dưỡng việc lập trình cho một chuỗi những
niềm tin ấu trĩ và những khẳng định sai lầm có thể phù hợp tại một thời điểm nào
đó nhưng bây giờ không còn xác đáng nữa. Tuy nhiên, vì những niềm tin này còn
lưu lại trong não bộ của bạn thay vì bị loại bỏ ngay lập tức, chúng vẫn còn khả
năng gây những tác động cực kỳ tiêu cực cho chúng ta.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.