đó. Trong bảng tuần hoàn Menđêlêep, vàng là thứ kim loại có trọng lượng
riêng lớn nhất. Đúng không anh?
Càng gần tới giờ sinh nhật, cô gái càng tuyệt vọng vì đau khổ.
Cô bỗng trở nên hung dữ và khắc nghiệt. Cô nguyền rủa thứ tình yêu
chụp giật của bố mẹ cô. Cô lên án những kẻ đã đặt bố cô vào cái ghế giám
đốc công ty. Cô lên án cả việc sinh ra cô trên cõi đời này. Hai bố con đấu
khẩu:
- Sao ông mù còn đòi làm bố người ta?
- Câm mồm! Cô có thể quên cả công ơn sinh thành à?
- Tội sinh thành. Với ông, phải nói thế cơ. Ông đẻ ra tôi, ấy là một tội.
Ông tưởng cứ có tiền là có thể làm bố được đấy chắc? Không đâu. Ông
không bao giờ có con cả.
Và để chứng minh điều này, cô gái ấy đã cầm dao tự đâm vào tim mình.
Chúng em định làm một phim như thế. Anh thấy có cực kỳ không?
- Cực kỳ, nhưng chúng em là ai?
- Ba người cùng hùn vốn làm một bộ phim. Mỗi đứa góp mười nghìn đô.
- Đắt thế. Tôi tưởng một bộ phim chỉ khoảng trăm triệu thôi chứ.
- Anh lạc hậu rồi. Sau sự kiện thống nhất nước Đức, phim Oóc Wo
không còn nữa. Bây giờ phải quay phim Kodak, đắt gấp rưỡi Oóc Wo.
Mấy tháng sau, tôi gặp Bập Bùng ở Sài Gòn. Trông chị già đi đến mấy
tuổi, gầy như xác ve, cặp mắt đầy lo lắng.
- Chị bán hết phim chưa? – Tôi hỏi.
- Chỉ bán được có mỗi một bản. Các ông bên chiếu bóng chê phim không
hấp dẫn. Vừa đọc tên phim các ông ấy đã lắc đầu rồi. “Ngày mai em hai
mươi tuổi”. Sao lại đặt tên dở hơi thế? “Lệnh truy nã”. “Chuyện tình bên
dòng sông”, “Hiệp khách lang thang” – Những tên phim như thế còn chẳng
bán được vé nữa là. Lại nữa, các cảnh quay không “tươi mát”, không dao
găm, súng lục – Bập Bùng thở dài, tiếp – thế là mười nghìn đô đi tong.
Trong cuộc chạy đua để làm giàu, không ai vất vả như em, chạy từ đông