người có nghề thì sống bằng mồ hôi của mình, mà mồ hôi thì không có giọt
cuối cùng.
Ngày đó, Huyền chẳng hiểu gì những điều bà Lý nói. Nhưng Huyền ham
học hỏi – học một cách tò mò và hiếu kỳ.
Bây giờ khi bà Lý đã về Trung Quốc, giao toàn bộ cơ ngơi của bà cho
Huyền cô mới hiểu đúng giá trị của chứ NGHỀ. Ở đời ai có nghề là nắm
trong tay một niềm hạnh phúc – một hạnh phúc vô bờ.
Bà Lý kinh doanh theo phương châm một nhiều, một ít, cộng ít thành
nhiều (Bán nhiều thu lãi từng khách hàng ít, cộng nhiều cái sẽ ra lãi nhiều).
Bà thắng nhờ phương châm ấy. Các món ăn của bà nấu khéo, chế biến
tinh xảo lại bán rẻ, tiệm ăn của bà luôn luôn đông nghịt khách. Bà Lý không
có con. Được cô con nuôi đẹp người, ngoan nết, bà xem như báu vật. Con
gái mười ba tuổi dám bỏ nhà ra đi để lập thân là chí lớn lắm. Người Trung
Quốc thường quý người có chí. Bà đặt tên cô là Dạ Lý, coi như con đẻ.
Từ ngày Huyền đứng tên chủ tiệm, khách ăn ngày một đông hơn. Tiệm
ăn vắng bà Lý chẳng những vẫn ngon rẻ như xưa lại còn có thêm cô chủ
quán đẹp như tiên giáng thế, khách hàng gọi tiệm của cô Huyền là QUÁN
TIÊN.
Huyền giàu lên từng ngày. Trong những đêm thanh vắng, Huyền bỗng
thấy nhớ làng quê cồn cào. Nỗi nhớ gắn liền với bao kỷ niệm. Món nợ đêm
ly quê cứ nhức nhối mãi trong tim gan cô. Chừng nào chưa trả sòng phẳng
món nợ kia thì chừng ấy cô vẫn còn là một con ăn cắp. “Khi con làm một
việc xấu, đừng nghĩ là không ai biết. Trước hết là con biết, sau nữa là trời
đất biết”. Bà Lý đã từng dạy Huyền như vậy.
Đêm không bình yên
Ông già không ngủ, không sao ngủ được. Thằng Đấu vừa mang về cho
bà Vượng một cây vàng. Cả làng xôn xao bàn tán. Đi đâu, ngồi đâu, cũng
nghe người ta nhắc tới cô Huyền. Ai cũng khen người con gái ấy. Khen là
đúng. Có lỗi biết nhận lỗi, lại nhận một cách cao thượng, đàng hoàng sao