XXXI. TRÊN ĐỒI VOROBIEV
C
ơn giông đã qua không còn dấu vết. Một chiếc cầu vồng bảy sắc bắc
ngang bầu trời suốt từ bên này đến bên kia thành phố, thả vòi xuống hút
nước của dòng sông Moskva. Trên cao, tận đỉnh đồi giữa hai khu rừng nhỏ,
có ba bóng người đen thẫm. Voland, Koroviev và Beghemot ngồi trên yên
những con ngựa ô nhìn xuống thành phố trải dài phía bên kia sông với muôn
vàn tia nắng phản chiếu lấp lánh trên hàng nghìn cửa sổ ngoảnh về hướng
Tây, nhìn xuống những ngọn tháp như nặn bằng bột của tu viện Nữ Ðồng
Trinh.
Trong không khí có tiếng xao động, và Azazello, cùng với Nghệ Nhân
và Margarita bay ở phía sau chiếc áo choàng đen của anh ta, hạ xuống cạnh
ba người đang đứng chờ họ.
“Margarita Nikolaevna và Nghệ Nhân, ta có việc phải làm phiền hai
người, – Voland nói sau một lát im lặng. – Nhưng các người sẽ chẳng có gì
phải kêu ca về ta đâu. Ta không nghĩ rằng các người sẽ hối tiếc về điều này.
Thôi, còn bây giờ, – Voland quay sang nói riêng với Nghệ Nhân: -Anh hãy
từ biệt thành phố đi. Chúng ta đã đến lúc đi rồi”, – Voland đưa bàn tay đi
găng loe ở cổ tay chỉ về phía vô số vầng mặt trời đang hun chảy những mặt
kính ở bên kia sông, và phía trên những vầng mặt trời đó là khối sương khói
và hơi nước của thành phố bị nung bỏng sau một ngày dài.
Nghệ Nhân nhảy xuống yên, rời những người đang ngồi trên ngựa và
chạy đến bên bờ dốc của ngọn đồi. Vạt áo choàng đen quét lên mặt đất phía
sau lưng anh. Nghệ Nhân dừng lại, đứng nhìn xuống thành phố. Trong
những giây phút đầu tiên, một nỗi buồn xốn xang trào lên bóp chặt trái tim,
nhưng rồi nó nhanh chóng được thay bằng nỗi xao xuyến ngọt ngào, một sự
hồi hộp như của những kẻ sống cuộc đời lang bạt.
“Vĩnh viễn! Ðiều này cần phải hiểu thấu!” – Nghệ Nhân thì thầm và
liếm đôi môi khô nứt nẻ. Anh lắng nghe và ghi nhớ chính xác tất cả những
gì diễn ra trong lòng mình. Sự hồi hộp của anh đã chuyển thành, như anh