II. PONTI PILAT
T
rong tấm áo choàng màu trắng với lần vải lót đỏ như máu, với dáng
đi lê bước của người kỵ mã, rạng sáng ngày Mười bốn tháng Nisan
mùa
xuân, quan Tổng trấn xứ Giudea Ponti Pilat
bước ra hàng cột lộ thiên giữa
hai mái hiên của cung điện Herod Ðại Ðế.
Cái mà quan Tổng trấn căm ghét nhất trên đời là mùi tinh dầu hoa
hồng, và bây giờ tất cả đều báo hiệu một ngày ám gở: mùi dầu đó bắt đầu
bám dai dẳng ngài ngay từ lúc trời vừa tờ mờ sáng. Ngài có cảm tưởng như
mùi tinh dầu hoa hồng tỏa ra từ những thân cây cọ và trắc bá diệp ở trong
vườn; dòng mùi thơm đáng nguyền rủa đó như trộn lẫn với mùi da và mùi
đoàn vệ tống. Từ những dãy nhà ngang nằm sâu ở phía sau cung điện, nơi
đóng quân của kogort
thứ nhất thuộc legio Tia Chớp Số Mười Hai đến
Iersalaim
cùng với quan Tổng trấn, gió mang khói bay qua hiên thượng
của khu vườn đến hàng cột, và lẫn vào với mùi khói hăng hắc chứng tỏ rằng
đám hỏa đầu trong các kenturia đã bắt đầu nổi lửa, lại vẫn là cái mùi tinh
dầu hoa hồng nồng nặc. Ôi, hỡi các thần linh, vì tội gì mà các người trừng
phạt ta như thế này?!
“Phải rồi, không còn nghi ngờ gì nữa! Ðây lại là nó, cái căn bệnh
hemikrania
khủng khiếp không có gì chống đỡ này rồi. Chẳng có thứ
thuốc thang nào, chẳng trốn đi đâu được. Ta sẽ thử cố không cử động đầu
xem”.
Trên nền sàn khảm cạnh đài phun nước đã chuẩn bị sẵn một chiếc ghế
bành; quan tổng trấn, mắt không nhìn ai, buông người xuống ghế và chìa tay
ra bên cạnh.
Tên thư ký kính cẩn đặt vào bàn tay đó một mảnh giấy da cừu.
Mặt
nhăn lại vì đau không nén được, quan Tổng trấn đưa mắt liếc qua những
hàng chữ viết trên đó, trả lại mảnh giấy cho tên thư ký rồi nặng nhọc nói: