NGHỆ NHÂN VÀ MARGARITA - Trang 535

Xin thông báo ngay, tôi trích dẫn không phải để kêu ca các nhà phê

bình hay để khơi ra một cuộc tranh luận nào đó. Mục đích của tôi nghiêm
túc hơn nhiều.

Tôi xin chứng minh bằng các tư liệu có trong tay rằng toàn bộ báo chí

Liên Xô, và cùng với báo chí là tất cả các cơ quan được giao trách nhiệm
kiểm soát các chương trình biểu diễn, trong suốt những năm hoạt động văn
học của tôi đều nhất trí với một sự hung hãn khác thường chứng minh rằng
các tác phẩm của Mikhail Bulgakov không thể tồn tại được ở Liên Xô.

Và tôi tuyên bố rằng báo chí Liên Xô hoàn toàn đúng.

3. Ðiểm xuất phát của bức thư này đối với tôi là tác phẩm đả kích(*)

của tôi, vở kịch “Ðảo thắm”.

Toàn bộ giới phê bình Liên Xô, không trừ một ai, đều tuyên bố rằng nó

“bất tài, bất lực, nghèo nàn” và rằng nó là một “tác phẩm bôi nhọ cách
mạng”. Một sự nhất trí hoàn toàn, nhưng nó bị phá vỡ một cách bất ngờ và
hết sức đáng ngạc nhiên.

Trong số 12 của “Thông tin biểu diễn” (năm 1928) xuất hiện một bài

điểm tin của P. Noviski, trong đó thông báo rằng “Ðảo thắm” là một “vở
kịch trào phúng hay và sắc sảo”, trong đó hiện lên bóng dáng đáng sợ của
một Ðại pháp quan bóp nghẹt sự sáng tạo nghệ thuật và cổ xuý những khuôn
mẫu kịch bản nô lệ, phi lý một cách xu nịnh, xóa bỏ cá tính của người diễn
viên và nhà văn, rằng “Ðảo thắm” nói về một thế lực đen tối, đáng sợ nhào
nặn nên những kẻ nô bộc, xu nịnh và tâng bốc…

Trong bài nói rằng “nếu thế lực đen tối đó đang tồn tại thì sự phẫn nộ

và châm chọc độc địa của nhà viết kịch được giới tư sản ca ngợi là có cơ sở”

Xin dám hỏi: Chân lí ở đâu?
Rốt cuộc thì “Ðảo thắm” là cái gì? Là “vở kịch bất tài, nghèo nàn” hay

một “tác phẩm đả kích sắc sảo”?

Chân lí ở trong bài báo của Novixki.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.