đáng sợ của nhân dân tôi, những đặc điểm mà từ rất lâu trước cách mạng đã
gây ra những đau khổ khôn tả cho người thày của tôi là M.E. Santưcov-
Sedrin(*).
Khỏi cần nói rằng báo chí Liên Xô không nghĩ đến việc chỉ ra một cách
nghiêm túc tất cả những cái đó, mà chỉ lo đưa ra những thông báo thiếu sức
thuyết phục rằng văn trào phúng của M. Bulgakov là “sự vu khống”.
Chỉ một lần, khi tôi mới bắt đầu nổi tiếng, có người đã nhận xét với vẻ
ngạc nhiên trịch thượng:
“M. Bulgakov đang muốn trở thành một nhà văn trào phúng của
thời đại chúng ta” (Phát hành sách, số 6 năm 1925).
Than ôi, động từ “muốn” đặt ở thời hiện tại là vô ích. Phải đưa nó về
thời quá khứ hoàn thành: M. Bulgakov đã trở thành nhà văn trào phúng, và
đúng vào lúc mà không một thứ văn trào phúng thực sự nào (dám xâm nhập
vào các vùng cấm) lại có thể được tồn tại ở Liên Xô.
Không phải tôi là người có vinh hạnh nói lên cái ý tưởng hình sự đó
trên báo chí. Nó được thể hiện hết sức rõ ràng trong bài báo của V. Blium
(số 6, Báo Văn học), và ý tưởng của bài báo đó được tóm lược một cách
xuất sắc và chính xác vào một công thức sau:
Bất kì nhà văn trào phúng nào ở Liên Xô đều mưu hại chế độ Xô
Viết.
Vậy tôi có thể tồn tại được ở Liên Xô hay không?
5. Và cuối cùng, những đặc điểm sau chót của tôi trong các vở kịch đã
bị giết chết như “Những ngày tháng của anh em Turbin”, “Chạy trốn” và
“Bạch vệ” là: kiên trì mô tả giới trí thức Nga như tầng lớp ưu tú nhất ở đất
nước chúng ta. Cụ thể, mô tả gia đình trí thức – quý tộc bị số phận lịch sử
nghiệt ngã ném sang phe Bạch vệ trong những năm nội chiến, theo truyền
thống của “Chiến tranh và hòa bình”. Sự mô tả như vậy là hoàn toàn tự
nhiên đối với một nhà văn gắn bó máu thịt với giới trí thức.