nhân của các hội viên MASSOLIT treo dọc hai bên tường cầu thang dẫn lên
tầng hai.
Trên cánh cửa của phòng đầu tiên ở tầng trên này treo một tấm biển lớn
“Tiểu ban nhà nghỉ – câu cá”, và ngay bên cạnh là hình một con cá chép mắc
câu đang vật vã.
Trên cánh cửa phòng số hai là dòng chữ không thật dễ hiểu lắm: “Vé
nghỉ sáng tác một ngày. Hỏi M.V. Podloznaia”.
Cánh cửa tiếp theo mang một dòng chữ rất ngắn nhưng đã hoàn toàn
khó hiểu: “Perelưghino”. Từ đó người khách tình cờ đến Griboedov sẽ lóa
mắt trước vô số những biển đề sặc sỡ trên các cánh cửa gỗ dẻ của bà dì:
“Ðăng ký xin giấy. Gặp Poklevkina”, “Thủ quỹ”, “Thanh toán cá nhân cho
tác giả các vở ca kịch ngắn”…
Sau khi cắt ngang dãy người xếp hàng dài vô tận bắt đầu từ phòng
thường trực ở phía dưới, ta có thể trông thấy biển đề trên cánh cửa “Vấn đề
nhà ở”, nơi người ra vào không ngớt.
Phía bên kia “Vấn đề nhà ở” là một tấm biểu ngữ sặc sỡ vẽ mỏm đá
lớn, trên mỏm đá, một kỵ sĩ mặc áo choàng phớt với súng trường khoác sau
vai đang phi ngựa; phía dưới là những cây cọ và ban công; trên ban công
một người trẻ tuổi tóc rối bù đang nhìn đâu đó lên cao bằng cặp mắt rất
xanh, tay cầm chiếc bút máy. Biển đề: “Nghỉ sáng tác dài hạn từ hai tuần
(truyện ngắn) đến một năm (tiểu thuyết, truyện dài nhiều tập). Ialta, Suúc-
Su, Borovoie, Sikhitgiri, Makhindgiauri, Leningrad (Cung điện Mùa
Ðông)”. Ở cánh cửa này người cũng xếp hàng nhưng không đến nỗi dài lắm,
chừng trăm rưởi người.
Tiếp đó, nằm dọc theo những chỗ vòng khúc, lên xuống của ngôi nhà
Griboedov là “Ban chấp hành MASSOLIT”, “Quầy thủ quỹ số 2, 3, 4, 5”,
“Ban biên tập”, “Chủ tịch MASSOLIT”, “Phòng chơi bi-a”, một loạt các
phòng ban phụ khác, và cuối cùng đến gian phòng cột tròn, nơi trước kia có
một bà dì nằm thưởng thức bản hài kịch của một người cháu thiên tài.
Bất kỳ người khách nào (tất nhiên nếu anh ta không phải là kẻ quá đần
độn) sẽ lập tức luận ra rằng những con người may mắn được là hội viên của