NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG BẬC CAO - Trang 44

tiếp tục: “Tôi sắp đến tuổi nghỉ hưu, khi đó tôi chỉ nhận được một khoản trợ
cấp ít ỏi mà thôi”.

Sau khi đưa ra hàng loạt những lý do vì sao không thể mua sản phẩm của
tôi, bà ấy lại nhìn tôi và cười ngượng: “Nhưng Zig này, cả đời tôi chỉ mong
được có bộ xoong nồi như thế. Nếu bây giờ tôi không mua nó thì tôi sẽ
không còn cơ hội nữa. Chắc là tôi phải mua bộ xoong nồi của anh”.

Song hành với ước muốn của bà là nỗi lo sợ đánh mất một cơ hội mà bà sẽ
không bao giờ gặp lại, sợ sẽ bỏ lỡ một điều vô cùng quan trọng. Đó là một
thực tế hoàn toàn mang tính tâm lý, nỗi lo sợ mất đi một thứ gì đó còn mạnh
hơn cả mong muốn sở hữu nó.

Tôi may mắn đến đúng nơi, vào đúng thời điểm và mang theo đúng sản
phẩm người phụ nữ kia đang ao ước. Thêm vào đó, tôi luôn giữ im lặng và
lắng nghe bà ấy “liến thoắng” kể về những khó khăn của mình. Điều này
làm bà ấy cảm thấy thoải mái hơn và cho rằng quyết định mua hàng xuất
phát từ ý muốn của bản thân.

KHÁCH HÀNG SẼ MUA HÀNG NẾU HỌ TIN TƯỞNG BẠN

Lý do thứ năm có lẽ là lý do quan trọng khiến khách hàng không muốn mua
sản phẩm của bạn: họ không tin bạn! Thật khó xác định và nhận diện lý do
này bởi chẳng có mấy khách hàng nói thẳng ra rằng: “Này, anh biết rõ là
anh đang nói dối tôi mà! Sao anh không dám thừa nhận điều đó nhỉ? Hơn ai
hết anh biết rằng sản phẩm này không hề tốt như những gì anh đang quảng
cáo”.

Khách hàng không trực tiếp nói rằng bạn là một kẻ nói dối nhưng nếu họ
nghĩ hay cảm nhận như vậy thì cục diện vấn đề cũng không khác gì. Họ sẽ
không mua hàng của bạn. Cảm giác nghi ngờ thường rất mơ hồ nhưng một
khi xuất hiện, nó có thể khiến bạn bị mất một thương vụ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.