CAU KIỀU: Cách câu dùng một lưỡi hoặc một chùm lưỡi câu kết lại sao
cho các mũi chĩa vào các hướng khác nhau, rồi thay vì móc mồi thì buộc vào
đó một chùm lông chim hay lông gà vịt, có nhiều màu sắc sặc sỡ càng tốt.
Con cá tuy nhát nhưng lại ưa tò mờ, thấy cái gì sáng lấp lánh thì rủ nhau đến
rỉa, và vô tình dính phải lưỡi câu. Câu kiều thường câu ở sông biển vào ban
đêm, có đền nhiều sáng hỗ trợ. Câu mực ngoài biển cũng câu theo cách này.
CÂU MÁY: Câu cá với cần câu máy.
CÂU NEO: Đây là cách câu sông, câu biển mà không cần đến bộ phận
chính là cái cần câu. Câu theo cách này chỉ cần sợi nhợ dài có tóm lưỡi câu
và mồi. Đầu sợi nhợ còn lại thay vì cột vào đầu cần câu thì dùng tay nắm
chắc lấy hay là cột vào gốc cây, rễ cây vương ra ven bờ (nếu câu cá đồng),
hoặc là cột vào mạn thuyền (nếu câu ở sông, biển). Chỉ cần quăng mồi
xuống nước một thời gian, sau đó phán sợi nhợ lên xem: nêu cá dính câu thì
bắt, còn nếu cá rỉa hết mồi thì thay mồi mới câu tiếp. Loài cá có thói quen hễ
đớp được mồi thì lôi đi vì sợ cá khác trong bầy đến tranh ăn, nên lưỡi câu dễ
dàng móc sâu vào mép nó. Cách câu này không mấy gây hứng thú cho
người đi câu.
CÂU NGÂM: Đây là cách câu phổ biến nhất, thường áp dụng khi câu cá
đồng ở ruộng, bàu, ao đầm, mương rạch với các loại cá rô, trê, chép, mè...
Câu ngâm cần một cái cần chừng vài mét (làm bằng cành tre, trúc) với sợi
nhợ khoảng 1 mét rưỡi, lưỡi câu thích hợp với cá rô, và chỉ, phao đầy đủ.
Cách câu là chọn nơi thích hợp để thả mồi xuống, và khi nào thấy phao động
đậy là giựt cần lên.
CÂU NHẮP: Còn gọi là “câu thượt”. Cách câu này đúng như tên gọi của nó
là cục mồi không thả chìm sâu xuống mà chỉ để nổi ngang với mặt nước, và
nhắp từng hồi cho cục mồi nhảy lên nhảy xuống như kiểu nhảy của con nhái
đang bơi. Khi nhắp mồi thì nước xao động, tạo ra tiếng lõm bõm đều đều,
khiên con cá tưởng lầm là có con nhái bên trên mà rồi lên táp mồi. Câu nhắp
phải dùng loại cần lớn làm bằng cây tầm vông gần bằng cườm tay, dùng nhợ