lớn và lưỡi câu để câu cá lóc. Lưỡi câu nhắp được gài cọng cỏ ống, nhờ đó
mà nó không dính vào rong cỏ. Cứ kiên nhẫn nhắp mồi qua lại một nơi
nhiều lần để dụ cá chịu đớp mồi. Câu nhắp thường câu ở ruộng sâu, hoặc ao
đìa lớn và chỉ nhắm vào loại cá lóc, cá lóc bông cỡ một vài kí trở lên.
CÂU NƯỚC CHÌM: Với các giống cá có thói quen “ân nước chìm” như cá
tra, cá bông lau.. thì ta phải áp dụng cách câu nước chìm. Nghĩa là cần câu
không cần phao, mà phải biết cách điều chỉnh cục mồi sao cho gần là đà với
đáy nước. Trong trường hợp này cục mồi cao hơn cục chì chừng 20 cm là
vừa.
CÂU NƯỚC NỔI: Cách câu nước nổi là câu cá ăn mồi ở tầng giữa. Câu
theo cách này thì tủy theo chiều sâu của nước mà điều chỉnh vị trí cục mồi
cho thích hợp. VÍ dụ chiều sâu của sông rạch là 2m thì mồi sẽ cao hơn cục
chì khoảng một mét. Như vậy, chì nằm sát đáy, trong khi cục chì lấp lửng ở
tầng giữa.
CÂU RÊ: Câu rê giống với câu nhắp một điểm là ta phải cố giữ cục mồi sát
mặt nước, nhưng khác là không để cục mồi nhắp tại chỗ mà rê nó bơi là là
trên mặt nước theo nhịp độ đều đều trên suốt luồng câu. Câu rê thì câu với
cần chắc và dài hơn câu nhắp. Cần được làm bằng cây tầm vông có chiều dài
khoảng sáu bảy mét. Thân cần phải thẳng và ngọn cần phải oặt dịu mới đạt
yêu cầu. Cuối gốc cần còn có cái nang đặt tì vào bắp vế để rê cần cho đều
tay. Người câu rê phải đứng trên gió, phán sợi nhợ lại khoảng hơn mét, rồi
quay nhanh cục mồi năm bảy vòng trước khi cho nó bay đúng vào luồng
câu. Sau đó, cứ rê cục mồi trôi là là trên mặt nước một đường dài, y như con
nhái bén đang bơi vậy. Thường phải rê cần qua lại chừng năm bảy lần, có
khi lâu hơn, cá mới chịu phóng tới đớp mồi và dính câu. Câu rê tuy cực
nhọc, nhưng nếu gặp cá ăn mồi thì con cá đó phải từ nửa kí trở lên.
CÂU SÔNG: Câu cá ở ngoài sông như cá tra, bông lau, cá dứa, cá chim...