GIỎ CÁ: Còn gọi là oi cá, đồ đan bằng tre, nứa có hình giống như trái bầu,
miệng rộng, có hom để đựng cá câu được.
GIẬT: Giật mạnh cần câu lên khi thấy phao động đậy hoặc sợi nhợ rung
chuyển, báo hiệu cá đang ăn mồi. Giật cần sẽ làm cho lưỡi câu móc vào
miệng cá.
GỐC CẦN: Phần cuối của cần câu, nơi người thợ câu cầm ở tay. Gốc cần
bao giờ cũng cứng chắc hơn ngọn cần. Chỉ gốc cần câu cắm là vót nhọn để
khi câu dễ cắm sâu vào đất. Gốc cần câu rê thì có gắn thêm cái nạng như
nạng ná để tì vào chân mà câu rê cho đỡ mỏi tay.
HÁU ĂN: Cá gặp mồi là ăn ngay nên dễ dính câu. Cá bống dừa có đặc tính
này, bị câu sứt mép rồi vẫn lăn xả vào ăn mồi tiếp. Giống cá sặt, bông lau
cũng vậy.
LON MỒI: Lon hay hộp đựng mồi câu. Đi câu, ai cũng đem theo lon mồi
để dùng.
LƯỠI CÂU: Câu cá không thể thiếu lưỡi câu. Lưỡi câu có nhiều cỡ to nhỏ,
muốn câu cá nào thì dùng lưỡi câu thích hợp với loại cá ấy. Lưỡi câu có
ngạnh sắc để cá dính vào khó lòng sẩy được (chỉ riêng lưỡi câu tôm là không
có ngạnh).
MẮC CÂU: Dính câu. Cá mắc câu là cá đã bị lưỡi câu ghim sâu vào mép,
dù vùng vẫy cũng khó thoát ra.
MÉP: Phần rìa của miệng cá, nơi có lớp sụn mỏng và mềm.
MÓC MỒI: Gắn mồi câu vào lưỡi câu. Tùy vào từng loại mồi mà có cách
móc mồi khác nhau, như mồi trùn, dế móc cách khác; mồi trứng kiến hay
mồi ướp có cách móc riêng. Khi mồi móc vào lưỡi câu thì phải nhớ là chớ
để phần mũi nhọn của lưỡi câu lộ ra khiến cá sợ. Cần để cho miệng mồi trùn