NHẠY BÉN: Nói về lưỡi câu sắc bén. Nhiều người câu cá chuyên nghiệp tự
mình uốn sửa lưỡi câu mà dùng chứ không tin cậy lưỡi câu bán ở các cửa
hàng, dù đó là hàng ngoại nhập. Hiện nay, trên thế giới vần còn một số ít
người uốn lưỡi câu với kinh nghiêm gia truyền, vẫn được nhiều người đến
đặt hàng, tất nhiên giá cả rất cao.
NHÁT MỒI: Cá thấy mồi không chịu ăn do bị câu sẩy một lần, hoặc do
tiếng ồn quanh khu vực câu khiến cá nhát sợ.
NHẤP MỒI: Nhịp ngọn cần lên xuống nhò nhẹ để cục mồi nhấp lên nhấp
xuống nhiều lần nhằm gây sự chú ý của cá và dụ nó đến ăn mồi.
NHỬ CÁ: Rải mồi thử trước xuống chỗ định câu, để nhử cá quần tụ lại một
nơi mà câu được nhiều. Đây là “mánh khóe” của các tay thợ câu chuyên
nghiệp.
PHÁ MỎI: Cá gặp mồi câu chỉ đến ria sơ qua rồi bỏ đi, chứ không chịu ăn
mồi. Cứ mỗi con rỉa một ít nên chẳng mấy chốc cục mồi đã tiêu tan.
PHÀM ĂN: Cá gặp mồi là nhào tới tranh nhau ăn ngay. Gặp trường hợp
này người đi câu coi như gặp may, hễ buôn cần là câu được cá, và chẳng bao
lâu đã đầy giỏ. Cá phàm ăn như vậy thường là chúng bị đói lâu ngày.
PHAO: Phao là vật nổi trên mặt nước gán liền vào nhợ câu. Câu cá phải
dùng phao. Thấy phao nằm im một chỗ là biết bên dưới cá chưa đến ăn mồi,
nhưng khi phao động đậy hay trượt dài trên mặt nước là biết cá đã đớp mồi
và đang tha mồi đi. Chỉ nhìn vào sự chuyển động của cái phao đã giúp ta
biết con cá đang ăn mồi to hay nhỏ, và nó đang ria hay đã ngậm mồi vào
miệng.
Thấy phao chạy theo chiều nào thì ta giựt cần theo chiều ngược lại, như vậy
lưỡi câu mới mắc vào miệng cá.