SỨT MÉP: Cá ăn mồi, lưỡi câu đã móc vào mép, nhưng do giật cần quá
mạnh hoặc lưỡi câu chỉ móc vào rìa mép nên mới bị sứt ra dễ dàng.
TÁP MỒI: Vừa thấy cục mồi rê tận miệng là cá lướt tới táp ngay. Táp mồi
là ăn mồi một cách vồ vập. Cá nhở khi táp mồi không gây tiếng động, nhưng
với cá lớn như cá lóc khi táp mồi phát ra tiếng “bặp bặp” nghe rõ to.
THA MỒI: Gặp mồi câu, cá ngậm vào miệng rồi lôi đi nơi khác mà ăn, vì
nó sợ cá khác đến tranh mất mồi.
THAY MỒI: Mồi câu ngâm dưới nước quá lâu đã không còn mùi tanh hấp
dẫn nữa nên cá có thấy cũng chê. Ta phải bỏ mồi cũ đó đi và thay vào mồi
khác, câu tiếp.
THĂM CẦN: Đây là việc thỉnh thoảng người câu đi rảo một vòng kiểm
soát từng cần câu cắm để nếu cần thì có cách xử lý kịp thời. Chẳng hạn, cần
nào có cá dính câu thì gỡ cá bỏ vào giỏ, rồi móc mồi khác bỏ xuống nước
câu tiếp. Gặp cần chưa dính cá thì cũng nên coi cục mồi có còn nguyên vẹn
hay không, lưỡi câu vẫn còn hay đã bị cá cắn tha đi. Nếu cần mất mồi thì
thay ngay mồi khác, còn cần nào mất lưỡi thì thay lưỡi và mồi mới để câu
tiếp... Trong “câu neo” ta cũng áp dụng cách thăm cần này.
THỢ CÂU LÀNH NGHỀ: Người chuyên sống với nghề câu, và có nhiều
kinh nghiêm với nghề.
TRÚNG MỒI: Xem “Dính câu” ở phần trên.
TÓM LƯỠI: Nói đến cách thức cột chặc nhợ câu vào lưỡi sao cho thật bền
chắc, không dễ sứt ra được.
UỐN CẦN: Cây tầm vông, trúc, cành tre, đọt tre tự chúng đã có hình dạng
của cái cần câu. Thế nhưng, để có cái cần câu đúng kỹ thuật ta cần phải bỏ ít
công sức ra để uốn nắn lại. Cần hơ trên lửa nóng để uốn nắn phần thân cần