Phao có nhiều kích cỡ để dùng câu từng loại cá lớn nhỏ. Chẳng hạn câu rô,
sặt thì dùng phao nhỏ và ngắn chừng ba bốn phân; còn câu cá trê, cá chép
nên dùng phao có chiều dài 6cm là vừa.
Thời trước, thợ câu đùng cờ cây bắp phơi cho khô rồi cắt ra từng khúc mà
dùng. Còn hiện nay, ngoài thị trường có bày bán nhiều loại phao bằng ni
lông nhiều màu sắc, nhiều kích cỡ, dùng rất tiện lợi.
QUẪY: Ngoài việc trồi đầu lên mặt nước ăn móng, cá còn có thói quen
quẫy đuôi, khiến mặt nước xao động. Với cá lớn vài ba kí trở lên, mỗi khi
chúng quẫy đuôi còn tạo ra tiếng động lớn, và trồi hẳn phần đuôi của chúng
lên khỏi mặt nước. Nhìn vào hiện tượng cá nổi lên ăn móng và quẫy đuôi,
người nhiều năm kinh nghiệm trong nghề câu có thể đoán biết được số
lượng cá ở bãi câu đó nhiều hay ít, và đó là cá lớn hay cá nhỏ...
RÊ CÂN: Động tác di chuyển cần câu với sự nhịp nhàng từ phải sang trái
hay ngược lại, sao cho cục mồi "bơi” là là trên mặt nước khiến cá bên dưới
tưởng lầm là có con nhái đang bơi để nhô mình lên vồ chụp, việc rê cần phải
tập lâu ngày mới nhuần nhuyễn được.
RỊ: Cá đã ăn mồi và cố giữ chặt miếng mồi lại.
RỈA MỒI: Cá thấy mồi câu tuy thèm nhưng còn dè dặt chưa vội táp trọn
vào miệng, mà chỉ rỉa ăn từ từ từng miếng nhỏ. Đây cũng là trường hợp con
cá ăn mồi là loại cá con, miệng không đủ lớn để ăn trọn miếng mồi. Khi cá
rỉa mồi, cái phao chỉ động đậy nhẹ mà thôi.
SÁT CÁ: Tiếng chỉ người thợ câu lành nghề, có nhiều kinh nghiêm nên câu
đâu trúng dó, không ngày nào chịu xách giỏ về không.
SÂY: Còn gọi là vuột, chỉ con cá ăn mồi những khi giật cần lại không dính
lưỡi câu.