NGHỆ THUẬT CÂU CÁ - Trang 84

phủ lên để ngụy trang cái mũi nhọn đó, như vậy cá mới mạnh dạn ngậm
nguyên cả miếng mồi to vào miệng nó.

MỒI ĐẶC CHẾ: Thứ mồi người thợ câu cá tự chế biến ra theo ý mình để
câu một loại cá nào đó, có người gọi thứ mồi này là mồi ướp. Bí quyết của ai
thì người ấy giữ, ít ai tốt bụng chịu chỉ vẽ tường tận cho ai, trừ người ruột
thịt của họ. Trên thế giới có đến vài trăm loại mồi này.

MỒI NHỬ: Mồi được thả xuống nước với số lượng tương đối nhiều để nhử
cá kéo đến địa điểm mà người di câu sẽ buông cần. Dụ cá tập trung lại một
chỗ như vậy tuy có tốn mồi, nhưng được cái lợi là sau đó hễ gặp mồi là cắn
câu lia lịa, bỏ đầy giỏ lúc nào không hay.

MỒI THỐI: Loài cá nào cũng tỏ ra thích khẩu với loại mồi có mùi tanh,
thối. Mồi càng tanh, càng thối càng hấp dẫn cá quanh vùng kéo đến tranh ăn.

MÙA CÂU: Câu ở sông, biển thì quanh năm, nhưng câu ở đồng ruộng thì
chỉ mùa mưa mới có cá (trừ việc câu ở bàu, đìa trong mùa nắng vẫn có nước
nhưng lượng cá không nhiều). Trong mùa mưa, nước ngập đồng, cá từ bàu
đìa, sông rạch lên đồng để đẻ nên lượng nhiều vô kể, vì vậy mùa mưa mới
chính là mùa câu ở đồng ruộng.

NGẠNH: Cặp xương nhọn nhô ra ở hai bên mang cá.

NGẬM MỒI: Cá thấy cục mồi muốn ăn nhưng còn nghi ngại, dè dặt nên
chỉ ngậm nhẹ sơ qua.

NGỌN CẦN: Phần chót vót của cần câu. Ngọn cần phải cong, dịu oặt, mềm
mại, có như vậy khi cá cắn mồi chỉ dợm tha đi là làm mũi nhọn của lưỡi câu
ghim sâu vào mép cá.

NHẠY ĂN: Chịu ăn mồi do cá quá đói, hoặc mồi tỏa mùi kích thích sự
thèm ăn của cá.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.