NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI CHÂU Á - Trang 34

cổ của một “Bàn Cát”. Hãy nghĩ về những bộ phim của phương Tây, những
người lính ngồi quanh một bàn lớn trên đó bày đồ chơi lính chiến, xe tăng, tàu
chiến, máy bay v.v… Đấy chính là lý do tại sao tôi gọi nó bằng “Bàn Cát” hay
theo thuật ngữ chính thức là “Bàn Bản đồ Thế sự”. Đó là bàn dàn trải quá
trình cuộc chiến. Bàn được trải trên cát nên có tên là “Bàn Cát”.

Bàn cờ vây gồm 19 hàng ngang và 19 hàng dọc như một bàn cát chiến trận.
Mỗi viên đá là một đội quân. Vì bàn cờ có 361 chỗ giao nhau tương đương
với 5 bàn cờ gộp lại trừ khung ngoài, sự đối đầu có thể xảy ra nhiều nơi
phân bố ngang qua bàn cờ, làm tăng thêm nhiều mặt trận. Một đội quân có thể
phải chiến đấu với quân thù phía trên, dưới, phải, trái, giống hệt như trong
cuộc chiến thực thụ. Nếu nhìn về lịch sử Thái Lan 200 năm trước, Thái Lan
và Miến Điện (nay là Myanmar) giao chiến trong “Cuộc chiến 9 chiến
trường” vì Miến Điện phái 9 đạo quân cùng lúc tấn công Bangkok từ mọi
hướng. Trong tình huống ấy, vị Chỉ huy tối cao phải có khả năng nhìn bức
tranh toàn cảnh của chiến dịch để đề ra chiến lược. Ví dụ, nếu phía ông bất lợi
về quân lực, quân nhu và vũ khí, vài trận chiến có thể phải hy sinh để giành
phần thắng cho toàn cuộc chiến chứ không nhất thiết phải thắng trong một
trận chiến.

Điều hành cũng hoàn toàn giống như thế. Điều hành là làm cho nguồn lực
hữu hạn được sử dụng tối đa. Điều đó làm nên khác biệt giữa một Chỉ huy Tối
cao với một chỉ huy thông thường. Một chỉ huy phải có cái nhìn tổng quan
cho riêng một chiến trường để chắc thắng trong cuộc chiến. Nhưng Chỉ huy
Tối cao phải cân nhắc mạnh yếu của cả 2 phe một cách khách quan; ông phải
bình tĩnh, cẩn trọng, biết thời điểm tấn công, thời điểm rút lui. Ông không thể
tin tưởng mù quáng vào các chỉ huy và chắc rằng, họ giỏi hơn địch thủ. Ông
cũng không được sai lầm khi đánh giá thấp người khác.

Điều hành là làm cho nguồn lực hữu hạn được sử dụng tối đa.

Khi Chỉ huy tối cao nhìn ra bức tranh tổng quan, ông sẽ đề ra chiến lược trong
mỗi trận chiến, sao cho tất cả các trận chiến bổ sung cho nhau nhằm tiến tới
thắng lợi toàn cục. Ông sẽ không cho phép các cấp chỉ huy sử dụng chiến
lược của ông một cách tùy tiện, bởi dầu rằng chiến lược này đúng cho trận
đánh này, nhưng có kết quả ngược lại trong các trận đánh khác. Khi xung
trận, cái tất cả cần là “tinh thần đồng đội” chứ không phải là anh hùng cá
nhân. Cùng lúc người chỉ huy phải có khả năng phân loại bức tranh chiến
trường toàn cảnh trước khi sử dụng chiến lược của mình. Ông còn phải chú ý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.