đến các điều kiện như thời gian hạn chế, nội lực, ngoại lực và thay đổi môi
trường. Và trên hết ông phải tuân theo mệnh lệnh của Chỉ huy Tối cao.
Một chuyện cổ Trung Quốc vẫn còn lưu truyền. Có hai ông vua thách nhau
đua ngựa, điều kiện là kẻ thua sẽ phải mất nước cho người thắng. Cuộc đua có
3 vòng, ai thắng hai coi như thắng cuộc. Chúng ta gọi hai nước là X và Y.
Nước X do thám thấy nước Y sẽ ra ngựa theo thứ hạng lần lượt: trận đầu ngựa
hạng A, trận hai hạng B và trận cuối hạng C.
Thế là ở vòng đầu, nước X đưa ngựa hạng C ra thi đấu với ngựa hạng A của
nước Y. Tất nhiên là nước X thua.
Vòng hai, nước X đưa ngựa hạng A ra đấu với ngựa hạng B của nước Y.
Nước X thắng.
Vòng ba, nước X đưa ngựa hạng B ra đấu với hạng c của nước Y. Nước X lại
thắng.
Nước X thắng hai trong ba vòng và thắng toàn cuộc giành được phần lãnh thổ
của nước Y như đã thỏa thuận.
Câu chuyện răn dạy chúng ta: thua trận đầu không có nghĩa là liên tiếp thua.
Tốt hơn là biết thua khi cần, để bảo toàn lực lượng chờ cơ hội thuận lợi hơn.
Có một câu nói rất hay: “Nếu bạn không biết thua thế nào thì cũng chẳng biết
làm sao để thắng”. Bạn cần nghĩ về điều ấy đôi chút.
Chúng ta hãy trở lại cuộc tranh luận về chiến lược. Tôi muốn dẫn ra một thí
dụ khác đơn giản hơn. Giả sử trong cuộc thi toán thời gian 1 giờ có 4 câu, mỗi
câu 25 điểm. Những sinh viên có chiến lược thì có khả năng thành công hơn
cả. Cứ câu dễ làm trước, câu khó làm sau hoặc câu quá khó hay không đủ thời
gian làm thì bỏ luôn vì dù chỉ làm được 2 câu họ cũng vượt qua kỳ thi với
50% số điểm.
Mặt khác, một sinh viên không có chiến lược bằng mọi giá giải cho ra câu
khó. Anh ta giải xong câu khó đó thì vừa lúc hết giờ. Vậy là, dù thông minh
(giải được câu khó) anh ta vẫn trượt vì chỉ có 25 điểm. Thí dụ này gợi nhắc