Trung Hoa có hơn bốn ngàn năm tuổi cũng cho rằng, vũ trụ bắt nguồn từ hai
lõi năng lượng cơ bản là “âm”và “dương”. Đạo giáo (sau Phật giáo 50 năm)
cũng đã viết trong chương 42 của Đạo Đức Kinh:
Đạo sinh Thái cực
Thái cực sinh Lưỡng nghi
Lưỡng nghi sinh Tứ tượng
Tứ tượng sinh càn khôn vũ trụ.
“Thái cực” ở đây là thể cơ bản. “Lưỡng nghi” là “âm” và “dương”, sau đó
“âm” và “dương” tác động với nhau tạo nên mọi vật trong vũ trụ.
Với kiến thức vật lý hiện đại, chúng ta biết rằng mọi vật bao gồm các nguyên
tố; mỗi nguyên tố chứa các nguyên tử, trong mỗi nguyên tử có electron,
proton, neutron có số lượng khác nhau tùy thuộc vào nguyên tố. Nhỏ hơn
electron là 1 lượng tử chứa nhiều các hạt quark (vi lượng) khác nhau. Đó
chính là năng lượng của vũ trụ. Giữa các hạt năng lượng có khoảng trống ở
trạng thái không năng lượng. Năng lượng tương đương với “dương”, không
năng lượng tương đương với “âm”.
Ở mức 3, có sự chuyển từ “dương” sang “âm”. Ấy chính là năng lượng
chuyển thành nguyên tử, phân tử và vật chất. Chuyển từ “âm” sang “dương”
nghĩa là vật chất chuyển thành năng lượng. Như vậy, bom nguyên tử đã chứng
minh rằng lý thuyết của Fisson và Fusion là tương đương với Đạo giáo. Quá
trình thứ 3 sản sinh ra mọi vật trong vũ trụ. Hàng ngày, người đời chuyển từ
cực này sang cực khác như khổ đau - hạnh phúc, trên - dưới, có - không. Chỉ
cần hạnh phúc và nỗi buồn chao qua chao lại cũng đủ để thành một vở kịch
cuộc đời từ khi sinh ra đến lúc nhắm mắt, ngàn đời nay vẫn thế.
“Cờ vây” với số quân ít nhất: trắng và đen, lại thành loại cờ linh hoạt nhất,
giống như trò chơi cuộc đời phải đi qua một quá trình biến đổi liên tục. Mỗi
lần quân cờ được đặt là toàn bộ bàn cờ thay đổi, cũng như đời người, thay đổi
liên tục và không đoán trước được. Chơi “Cờ vây” ta gặp những tình huống
thay đổi ngoài sự kiểm soát. Vậy thì, ta sống thế nào với một cuộc đời không
chắc chắn và không đoán trước? Nguyên tắc “Cờ vây” sẽ cho ta những chỉ