Điều tốt nhất là gì ?
Chức năng khác của việc thể hiện sự lắng nghe bằng lời nói còn là để chuyển
hướng câu chuyện sang một đề tài khác. Sau đây là một số câu nói dùng để đảm
bảo tính liên kết của hội thoại :
Điều này khiến tôi nhớ đến… Khi anh nói đến chuyện…, tôi lại chợt nhớ ra… Anh
biết đấy, tôi vừa đọc một bài báo về… Tôi đã luôn luôn muốn hỏi anh về việc…
Tôi đã nghĩ đến anh khi nghe chuyện về… Anh có phiền không nếu chúng ta
chuyển đề tài khác ?
Có chuyện này tôi muốn tham khảo { kiến chuyên môn của anh.
Tất cả những mẹo nhỏ này giúp bạn khẳng định sự tham gia của mình trong cuộc
trò chuyện. Và một điều quan trọng nữa là nó khuyến khích người khác tiếp tục trò
chuyện. Hãy thử tưởng tượng nếu ai đó hỏi bạn một câu và bạn cũng chỉ đáp lại
bằng một câu. Chắc chắn bạn sẽ không thể biết được người đó thực sự quan tâm
đến thông tin bạn mang lại dường nào.
Những mẹo nhỏ trên sẽ giúp bạn khẳng định sự quan tâm chân thành của mình.
Những ám hiệu thể hiện bằng lời nói cũng khuyến khích người khác tiếp tục câu
chuyện. Sử dụng những ám hiệu này sẽ khiến người khác vẫn nói trong khi bạn có
thể nhấm nháp món thịt băm pho mát !
Những người lắm lời thường ít khi biết lắng nghe. Trong khi đó, những người ít
nói lại có quyền tự hào về khả năng biết lắng nghe của mình; ít ra là họ cũng im
lặng và thường lắng nghe! Tuy nhiên, cách này đôi khi lại đồng nghĩa với việc bạn
không tham gia tích cực vào cuộc trò chuyện. Chỉ chú { lắng nghe mà không nói
cũng có thể làm ngừng cuộc trò chuyện. Việc luôn luôn theo sát người nói và lắng
nghe tích cực trong suốt cuộc trò chuyện có { nghĩa rất quan trọng.
Diễn giải rõ ràng
Khi bạn diễn giải lai một điều vừa được nói ra, hay nhắc lại một điều nào đó mình
nghe thấy, chắc chắn là bạn đã lắng nghe và hiểu người khác nói gì. Điều này hết
sức hữu dụng trong trường hợp bạn không đồng { với { kiến của người nói hay vừa
được nghe người đó giải thích một vấn đề cực kz phức tạp, mang tính chuyên môn